1. Motorola
8 quyết định kinh doanh tồi tệ nhất trong lịch sử (1)



Số năm trong Fortune 500: 56 năm
Xếp hạng cao nhất: 23 (1994)
Doanh thu cao nhất: 43,7 tỷ USD (2006)
Tình trạng: chia cắt nhỏ lẻ
Sự thành công của điện thoại di động phong cách và siêu mỏng Razr giúp Motorola có 22% thị phần điện thoại di động trong năm 2006. 
Tuy nhiên, sau đó công ty không thể ra mắt một thế hệ smartphone đời mới tận dụng theo thương hiệu Razr, và đến năm 2007 công ty đã bán giảm giá điện thoại di động truyền thống. 
Vào thời điểm công ty phát hành một dòng mới của điện thoại Razr trong năm 2010, Motorola đã phải cạnh tranh với các sản phẩm như iPhone và BlackBerry. 
Trong khi doanh số bán hàng trong năm 2006 là hơn 43 tỷ usd thì con số vào năm 2010 là 22 tỷ usd. Giữa tháng 10/2006 và tháng 3/2009, giá cổ phiếu của công ty giảm hơn 90% từ trên 107 đô xuống còn 13 usd. Motorola Mobility, bây giờ thuộc sở hữu của Google Inc, đã có 11,2% thị phần điện thoại di động trong tháng 8/2012, theo số liệu của comScore so với 17,1% của Iphone Apple.
2. Lehman Brothers
8 quyết định kinh doanh tồi tệ nhất trong lịch sử (2)


Số năm trong Fortune 500: 14 năm
Xếp hạng cao nhất: 37 (2008)
Doanh thu cao nhất: 59,0 tỷ USD (2007)
Tình trạng: phá sản
Trong vài năm cuối cùng của thời kì bong bóng nhà đất, Lehman Brothers tăng số tiền vay để thế chấp chứng khoán và bất động sản. 
Đến năm 2007, tỷ lệ đòn bẩy của công ty là 31 trên 1, có nghĩa là cho mượn 31 usd cho mỗi đô trong giá trị tài sản cầm cố. Điều này mang lại Lehman Brothers lợi nhuận khổng lồ trong thời đại bùng nổ nhưng đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng khi bong bóng nhà đất vỡ tung. 
Công ty này không thể dỡ bỏ những tài sản trên thị trường khi giá bất động sản và thương mại bắt đầu giảm. Trong khi các ngân hàng đầu tư khác như Goldman Sachs Group Inc và Morgan Stanley được hưởng nhiều lợi, họ có thể tồn tại bằng cách trở thành công ty ngân hàng đủ điều kiện để tiếp nhận vốn khẩn cấp cần thiết của chính phủ để tiếp tục hoạt động. 
Tuy nhiên, những chương trình viện trợ đã quá muộn cho Lehman và đẫn tới sự phá sản trong năm 2008. Một báo cáo về phá sản của tòa án liên bang sau đó tố rằng Lehman và đối tác là công ty kế toán, Ernst & Young, sử dụng chiến thuật kế toán gây hiểu lầm để che giấu con số thật là 44 trên 1 chứ không phải là 31 trên 1. 
Cả hai giám đốc điều hành của Lehman và Ernst & Young đều phủ nhận những cáo buộc này. Từ năm 1999 đến 2007, doanh thu của Lehman đã tăng từ dưới 19 tỉ USD lên đến hơn 59 tỷ USD. Trong thời gian đó, thứ hạng của công ty trong Fortune 500 đã tăng từ 88 đến 37.
3. Firestone
8 quyết định kinh doanh tồi tệ nhất trong lịch sử (3)


Số năm trong Fortune 500: 34 năm
Xếp hạng cao nhất: 24 (1956)
Đỉnh cao doanh thu: 5,3 tỷ USD (1979)
Tình trạng: được mua lại
Firestone đã bắt đầu sản xuất lốp xe tỏa tròn vào năm 1972 để kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. Công ty sử dụng một kỹ thuật mới để có được lốp của thị trường trước các đối thủ cạnh tranh. Năm đó, sau khi lốp Firestone được sản xuất, các tài liệu công ty báo cáo rằng cao su đã bung ra khi lốp xe đã được sử dụng. Mặc dù vậy, công ty này vẫn tiếp tục sản xuất lốp xe trong suốt những năm 70 để đáp ứng nhu cầu của khách hàng như General Motors. Nhưng sau
áp lực từ chính phủ và các nhóm ủng hộ người tiêu dùng lo ngại về sự an toàn của các lốp xe, công ty đã phải thu hồi khoảng 10 triệu lốp xe vào năm 1978. Ban đầu, Firestone đổ lỗi cho k bảo trì không đạt tiêu chuẩn của người tiêu dùng. 
Tuy nhiên, một cuộc điều tra quốc lộ và Quản lý giao thông vào năm 1980 cho thấy rằng Firestone đã thực sự biết rõ về các sản phẩm bị lỗi, với những trích dẫn tài kiệu từ năm 1972. Điều này dẫn đến vụ kiện và những tiêu cực làm ảnh hưởng lợi nhuận và doanh số bán hàng. 
Mặc dù các cổ phiếu tăng trở lại từ những mức thấp nhât 6,25 usd trong tháng 4/1980, cổ phiếu vẫn thấp hơn đỉnh cao năm 1969 là 33,25 usd khi Bridgestone đầu giá thành công công ty trong năm 1988.
4. Digital Equipment Corp.
8 quyết định kinh doanh tồi tệ nhất trong lịch sử (4)


Số năm trong Fortune 500: 25 năm
Xếp hạng cao nhất: 27 (1990, 1993)
Doanh thu cao nhất: 14,6 tỷ USD (1996)
Tình trạng: được mua lại
Vận may của Digital Equipment Corp - nhà sản xuất các thiết bị điện tử thương mại được gọi là máy tính mini, bắt đầu suy giảm trong những năm 1990. DEC kiểm soát thị trường máy tính mini từ giữa những năm 1960 cho đến đầu những năm 1990 nhưng không thành công vào thị trường máy tính văn phòng và máy tính cá nhân một cách nhanh chóng. Khi DEC cuối cùng quyết định tham gia vào thị trường máy tính, nó đã cố gắng sử dụng nền tảng điều hành riêng của mình là VMS nhưng không thành công. 
Trong khi đó, các công ty như Hewlett-Packard và Sun Microsystems đã có thể giành được thị phần trong các cơ quan bằng cách sử dụng hệ điều hành UNIX, với nhiều ứng dụng phần mềm hơn so với VMS. Trong khi đó, các máy tính từ Hewlett-Packard và IBM, được dựa trên Intel và hệ điều hành của Microsoft bắt đầu chiếm lĩnh thị trường máy tính vào cuối những năm 1980. 
Trong 6 năm từ năm 1991 tới năm 1996, chỉ có duy nhất 1 năm là DEC không bị thua lỗ, bao gồm cả 2 tỷ USD năm 1992 và 1994. Sau khi được có mặt trong danh sách Fortune 500, công ty đã đạt thứ hạng cao nhất ở vị trí 27. Chỉ trong 6 năm, DEC đã rơi xuống vị trí 118 trước khi Compaq mua lại vào năm 1998
5. Kmart
8 quyết định kinh doanh tồi tệ nhất trong lịch sử (5)


Số năm trong Fortune 500: 11 năm
Xếp hạng cao nhất: 15 (1995)
Doanh thu cao nhất: 37 tỷ USD (2000)
Tình trạng: sáp nhập
Sai lầm lớn của Kmart trong giữa những năm cuối thập niên 90 là cố gắng để cạnh tranh với Walmart về giá cả. Walmart đã có một chuỗi cung ứng được biết đến như một phương thức giao nhận hàng hóa kịp tiến độ mà không có sự lãng phí hay tồn kho, cho phép các nhà bán lẻ bổ sung một cách hiệu quả. 
Kmart không thực hiện một hệ thống tương tự, có nghĩa là người tiêu dùng đã trở nên thất vọng khi họ đến và ra về tay không vì các ản phẩm hết hàng. Từ tháng 6/1998 tới tháng 6/2000, giá cổ phiếu của Walmart tăng 82% trong khi Kmart giảm 63%. 
Khi quản lý mới vào đầu thập kỷ này đang làm việc để cải thiện tình hình thì công ty đã đệ đơn xin phá sản vào năm 2002 và đóng cửa hàng trăm cửa hàng. Kmart sáp nhập với Sears Roebuck trong năm 2005.
6. American Motors
8 quyết định kinh doanh tồi tệ nhất trong lịch sử (6)


Số năm trong Fortune 500: 33 năm
Xếp hạng cao nhất: 38 (1961)
Doanh thu cao nhất: 4,2 tỷ đôla (1984)
Tình trạng: được mua lại
Vào lúc hãng sản xuất xe hơi American Motors đã được sáp nhập bởi Chrysler vào năm 1987, công ty đã trên đà suy thoái trong hơn 20 năm. American Motors lần đầu tiên bắt đầu báo cáo thua lỗ vào giữa những năm 1960. 
Vào lúc đó, nó đã thất bại trong nỗ lực cạnh tranh với General Motors và Ford Motor bằng cách mở rộng vào các xe lớn có thể tạo ra lợi nhuận tốt hơn cho mỗi chiếc xe. Mặc dù thiệt hại, nó đã có thể tồn tại trong thập kỷ tiếp theo sau khi mua lại thương hiệu Jeep vào năm 1970 từ Kaiser. Tuy nhiên, một nền kinh tế yếu kém ảnh hưởng đến doanh thu Jeep và bắt đầu hạn chế dòng tiền của công ty vào cuối năm 1970. 
Ngoài ra, sản xuất ô tô ở nước ngoài bắt đầu đặt ra một mối đe dọa lớn. Các công ty ô tô Nhật Bản bắt đầu tham gia nhiều hơn vào thị trường xe cỡ nhỏ tại Mỹ. Các xe này được sản xuất tại Nhật bản nên giá thành rẻ hơn do lương công nhân ở Nhật rẻ hơn nhiều so với Mỹ. Công ty đã mất tất cả nhất là vào giai đoạn 1980-1986.
7. RCA
8 quyết định kinh doanh tồi tệ nhất trong lịch sử (7)




Số năm trong Fortune 500: 28 năm
Xếp hạng cao nhất: 15 (1968)
Doanh thu cao nhất: 8,0 tỷ usd (1980, 1981)
Tình trạng: được mua lại
Nhà sản xuất thiết bị điện tử tiêu dùng RCA được đánh giá cao thông qua lịch sử của nó đặc biệt là sự sáng tạo. Công ty là đơn vị đầu tiên bán ti vi điện tử cho một thị trường rộng lớn. Tuy nhiên, từ giữa những năm 1960 và vào năm 1970, công ty bắt đầu đa dạng hóa vượt ra ngoài phạm vi kinh doanh truyền thống của nó. 
Công ty đã mở rộng quá nhanh tới mức không thể quản lí nổi. RCA mua một bộ sưu tập các công ty, bao gồm cả nhà xuất bản Random House 1965, công ty cho thuê xe Hertz vào năm 1967 và nhà máy sản xuất thực phẩm đông lạnh vào năm 1970. Công ty thậm chí còn cố gắng lấn sang lĩnh vực của IBM với các máy tính lớn. 
Để đa dang hóa, công ty thu nhỏ lại chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển những dòng sản phẩm cốt lõi của nó. Khi các vụ trao đổi không thành công, RCA tuyên bố sẽ quay trở lại tập trung vào các sản phẩm truyền thống của mình, mà chủ yếu là ti vi màu. Tuy nhiên, sau đó, công ty đã phải cạnh tranh với các nhà sản xuất điện tử tiêu dung châu Á rẻ hơn rất nhiều. Công ty này cuối cùng đã được bán cho Công ty General Electric (NYSE: GE) vào năm 1986.
8. Kodak
8 quyết định kinh doanh tồi tệ nhất trong lịch sử (8)


Số năm trong Fortune 500: 58 năm
Xếp hạng cao nhất: 18 (1989, 1990, 1992)
Doanh thu cao nhất: 20,6 tỷ USD (1992)
Tình trạng: phá sản
Eastman Kodak phát triển máy ảnh kỹ thuật số vào năm 1975 nhưng đã không đầu tư vào công nghệ này vì sợ nó sẽ cắt xén doanh số bán hàng ngành kinh doanh phim của hãng. Các giám đốc điều hành của Kodak đã không lường trước được sự thoái trào của phim ảnh. 
Chỉ khi sự nổi tiếng của các bộ phim bắt đầu suy yếu trong giữa những năm 1990 thì công ty mới tham gia vào thị trường kĩ thuật số.. Tuy nhiên, các đối thủ cạnh tranh như Fuji và Sony bước vào thị trường nhanh hơn và Kodak không bao giờ có thể tận dụng đầy đủ các sản phẩm mà chính mình thực sự phát minh ra. 
Vào năm 2001, công ty đứng ở vị trí thứ hai sau Sony trên thị trường máy ảnh kỹ thuật số, nhưng nó bị mất 60 usd với mỗi máy ảnh bán ra. Đến năm 2010, nó được xếp hạng thứ 6 trong không gian máy ảnh kỹ thuật số và đã bắt đầu giảm đi với sự ra đời của smartphone và máy tính bảng. Cổ phiếu của Kodak đạt đỉnh điểm vào năm 1997 với hơn 94 usd một cổ phần. 
Đến năm 2011, các cổ phiếu đã giảm xuống còn 65 cent và công ty đã đệ đơn xin phá sản trong tháng mười hai của năm đó. Kodak luôn nằm trong danh sách Fortune 500 nhưng có thể sẽ không có mặt trong danh sách này năm 2013.
Phong Linh
Theo TTVN/Hufflingtonpost