Được xuất bản cách đây gần 2 thập niên, nhưng nội
dung của các cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị. Tạp chí Economist (Anh)
đã đưa ra danh sách các cuốn sách về kinh doanh hay nhất do biên tập
viên của tờ báo bình chọn. Trong danh sách này, có 3 cuốn chứa đựng
những ý tưởng mang tính cách mạng với giá trị xuyên thời gian.
In Search of Excellence: Lessons from America’s Best Run Companies
• Tạm dịch tựa: Tìm kiếm sự xuất chúng: Bài học từ các công ty hoạt động tốt nhất nước Mỹ
• Tác giả: Thomas J. Peters và Robert H. Waterman, Jr.
• Năm xuất bản: 1982
• Tác giả: Thomas J. Peters và Robert H. Waterman, Jr.
• Năm xuất bản: 1982
Sách
được đánh giá là “quả bom tấn đầu tiên” trong thế giới sách kinh doanh
với hàng triệu bản đã và đang được bán ra trên thế giới. Ngoài ra, nó
còn là sự công phá vào trường phái quản trị lỗi thời. Qua đó, người đọc
sẽ có một bức tranh toàn cảnh về cách thức vận hành đầy thuyết phục của
những công ty được đánh giá là hoạt động hiệu quả nhất nước Mỹ.
Để
thực hiện cuốn sách, Peters và Waterman đã mất 2 năm ròng rã nghiên
cứu. Họ phải tự mày mò khám phá những phẩm chất chung của những công ty
hoạt động hiệu quả nhất nước Mỹ. Từ danh sách sơ bộ gồm 75 công ty, họ
đã rút gọn còn 43 công ty và tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để cho ra đời
những bài học. Trong đó có: Mô hình 7-S của McKinsey, ma trận đánh giá
năng lực quản trị của các công ty hoạt động hiệu quả nhất nước Mỹ. Mô
hình này tập trung phân tích 7 biến số chính: shared values (giá trị
chia sẻ), systems (hệ thống), style (phong cách), staff (nhân viên),
skills (kỹ năng), strategy (chiến lược) và structure (cấu trúc).
Và
8 nguyên tắc khác biệt của những công ty thành công nhất nước Mỹ, gồm
có thúc đẩy hành động; thân thiết với khách hàng; tinh thần tự chủ và tự
doanh; con người là yếu tố quyết định năng suất lao động; đề cao các
giá trị cốt lõi; tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính; tinh giản,
linh hoạt là sức mạnh cạnh tranh; cương - nhu hòa hợp.
Trong danh
sách 43 công ty được chọn cách đây 20 năm, nhiều cái tên vẫn còn rất nổi
tiếng đến tận hôm nay như Hewlett-Packard, Intel, Procter & Gamble,
Johnson & Johnson, Caterpillar, 3M, Marriott, McDonald’s, Disney,
Boeing, Bechtel, Exxon và Du Pont.
The Innovator’s Dilemma: The Revolutionary Book that Will Change the Way You Do Business
• Tạm dịch tựa: Tính hai mặt của sáng kiến: Một cuốn sách mang tính cách mạng sẽ thay đổi cách thức kinh doanh của bạn
• Tác giả: Clayton M. Christensen
• Năm xuất bản: 1997
• Tác giả: Clayton M. Christensen
• Năm xuất bản: 1997
Năm
1997, Giáo sư Christensen, Trường Kinh doanh Harvard, đã giới thiệu một
trong những ý tưởng có ảnh hưởng nhất trong thế giới kinh doanh hiện
đại: những sáng kiến mang tính phá hoại và đôi khi, những lý thuyết mang
tính hàn lâm lại có ích cho người đọc sách phổ thông. Qua cuốn sách,
Christensen chứng minh rằng những công ty vĩ đại vẫn có thể thất bại dù
rằng mọi hành động họ làm đều chính đáng.
Nhược điểm duy nhất của
cuốn sách là chưa nêu bật được giải pháp khắc phục “tính hai mặt của
sáng kiến”. Mặc dù vậy, cuốn sách vẫn xứng đáng với lời khen tặng của
Andrew S. Grove, đồng sáng lập Tập đoàn Intel. “Quyển sách đã chỉ ra một
vấn đề hóc búa không sớm thì muộn công ty nào cũng phải đối diện. Vấn
đề này đã được trình bày, phân tích một cách rõ ràng trong quyển sách và
nó thật đáng sợ”, ông nói.
The Fortune at the Bottom of the Pyramid - Eradicating Poverty Through Profits
• Tạm dịch tựa: Kho báu dưới đáy kim tự tháp - Xóa đói nghèo thông qua lợi nhuận
• Tác giả: C.K. Prahalad
• Năm xuất bản: 2004
• Tác giả: C.K. Prahalad
• Năm xuất bản: 2004
Đây
là một cuốn sách kinh doanh mang tính cách mạng, sử dụng nhiều ví dụ
minh họa rõ ràng, thuyết phục, từ phòng khám mắt tại Ấn Độ, cho đến các
công ty sản xuất xi-măng ở Mexico. Tác giả Prahalad đã thể hiện rõ 3
điểm chính yếu: những khách hàng có thu nhập dưới 2 USD/ngày đại diện
cho nhu cầu trị giá nhiều tỉ USD trên toàn thế giới; họ là đối tượng
đóng góp đáng kể vào tăng trưởng nhu cầu trên toàn thế giới trong tương
lai; những công ty muốn tiếp cận đối tượng khách hàng này phải nhanh
chóng khởi động quá trình tư duy những giả định của họ về mẫu mã và hệ
thống phân phối sản phẩm cho đối tượng này.
Cuốn sách này còn làm
đảo lộn các quan điểm truyền thống về viện trợ thông qua kênh chính phủ
và thay thế bằng một mô hình mới có khả năng xóa đói nghèo và kích thích
phát triển. Mô hình mới này được xây dựng dựa trên các doanh nghiệp
đang sinh lợi, đặc biệt là những tập đoàn đa quốc gia. Đây là đối tượng
năng động nhất trong việc chinh phục nhóm đối tượng khách hàng nằm ở đáy
kim tự tháp kinh tế. Thông qua cuốn sách, Prahalad đã chứng minh rằng
hoàn toàn có khả năng phát triển những mô hình kinh doanh tạo cơ hội làm
chủ cho cả những người nghèo nhất.
Cuốn sách đã được tờ Economist
đánh giá là “phải đọc” đối với những ai quan tâm đến vấn đề xóa đói
giảm nghèo hay các công ty sản xuất hàng tiêu dùng muốn hướng đến thị
trường khổng lồ lên đến 4 tỉ người.
Lĩnh vực kinh doanh đang bước
vào giai đoạn mà những công nghệ mới có thể xóa sổ các mô hình kinh
doanh lâu đời, những tập đoàn khổng lồ có khả năng di chuyển cán cân
quyền lực kinh tế và những nhân vật huyền thoại liên tục xuất hiện từ
các thị trường mới nổi nhằm vẽ lại bản đồ kinh doanh toàn cầu. Do đó,
“đãi cát” và “tìm thấy vàng” trong hàng ngàn cuốn sách kinh doanh ra đời
mỗi năm là điều vô cùng giá trị trong thời buổi hiện nay.
No comments:
Post a Comment