Đầu tư chứng khoán thành công là một điều khó, nhưng nó không đòi hỏi nhà đầu tư chứng khoán phải là một thiên tài trong việc phân tích, lựa chọn cổ phiếu, hay hiểu biết sâu sắc về vĩ mô, mà nó liên quan đến những điều đơn giản hơn, nhưng ít được chú ý đến. Đó là “Khả năng xác định và vượt qua được trạng thái tâm lý trong đầu tư”.
Huyền thoại đầu tư Warren Buffett đã có một câu nói rất nổi tiếng về hành vi của nhà đầu tư: “Success in investing doesn’t correlate with I.Q.. Once you have ordinary intelligence, what you need is the temperament to control the urges that get other people into trouble in investing” (tạm dịch là “Thành công trong đầu tư không tương quan đến chỉ số IQ, tất cả những gì bạn cần là sự kiểm soát để không rơi vào rắc rối khi đầu tư”).
Thực tế, có rất nhiều loại hình đầu tư như cổ phiếu, quyền chọn, bán khống (ở Việt Nam chưa cho phép các loại hình đầu tư này), hoặc theo thu nhập cố định. Nhưng chính khả năng xác định và kiểm soát được tâm lý khi đầu tư (blind spots) của mình sẽ giúp thành công. Dưới đây là 10 điều thuộc về tài chính hành vi (bahavioral finance) nhà đầu tư thường gặp và nên tránh khi đầu tư:
1. Overconfidence (Sự quá tự tin)
Điều này thể hiện qua sự tin tưởng rằng chúng ta thông minh hơn hoặc có khả năng hơn thực tế mà chúng ta có. Ví dụ: có đến 82% người nói rằng họ thuộc 30% những người lái xe an toàn nhất, hoặc họ chắc chắn đến 90% rằng họ biết rõ điều đó mặc dù họ chỉ thực tế biết khoảng dưới 70%. Trong đầu tư, Overconfidence dẫn nhà đầu tư đến việc họ có thể tự tin là tìm được Apple hoặc Priceline Inc.( Apple và PriceLine Inc. đã tăng giá 5,3 và 14 lần trong 5 năm gần đây) thứ hai. Nhưng thực tế, họ không thể. Ngoài ra, họ tự tin rằng họ thông minh hơn nhà đầu tư khác ở vị thế ngược lại và họ không tính toán đến những chi phí khi giao dịch như: phí giao dịch, thuế, chênh lệch mua bán (Bid-ask Spread) khi tiến hành một khoản đầu tư. Overconfidence có nguyên nhân do việc phải ra quyết định rất nhanh khi bị bao vây bởi rất nhiều thông tin trong thị trường chứng khoán và dựa trên những thành công trước đây. Để vượt qua điều này, chúng ta phải luôn thừa nhận rằng những gì chúng ta biết ít hơn những gì chúng ta nghĩ chúng ta biết rõ (We all know less than we think we do) và luôn sẵn lòng học hỏi, thảo luận và phân tích những sai lầm đã qua. Điều quan trọng hơn, để sự quá tự tin này không làm ảnh hưởng đến đầu tư, chúng ta phải xây dựng một danh mục đa dạng hóa và không đánh cược quá trên bất kỳ một ý tưởng hoặc khoản đầu tư nào trong danh mục đầu tư. Đôi lúc chúng ta cũng chiến thắng trên những lý do sai lầm nhưng chính điều này sẽ ghi nhận trong tâm trí và sẽ ảnh hưởng trong lần đầu tư tiếp theo. Vậy để thành công trong đầu tư, không phải là kiếm thông tin tốt hơn mà chính là phải tìm kiếm những giá trị từ các thông tin hiện hữu một cách sáng suốt và có lý hơn, tức là trở thành nhà đầu tư thông minh hơn.
2. Selective Memory (Trí nhớ chọn lọc)
Con người thường né tránh khi nhớ về những sai lầm hoặc kinh nghiệm thất bại trong quá khứ mặc dù chính mình đã gây nên. Trong đầu tư, nhà đầu tư thường không muốn nhớ những cổ phiếu đã gây ra thua lỗ mà chỉ nhớ có chọn lọc những khoản đầu tư thắng lợi để tự thỏa mãn và bảo vệ hình ảnh của chính mình. Nguyên nhân của “Selective Memory” có thể do tâm trí quá tập trung vào những chứng cứ hiện tại mà quên mất những chứng cứ trong quá khứ dẫn đến quyết định đầu tư sai lầm. Để tránh sai lầm từ “Selective Memory” và “Overconfidence” , nhà đầu tư nên ghi nhận lại kết quả đầu tư (thắng hoặc thua). Điều này giúp chúng ta nhận thấy phần lớn khoản đầu tư của chúng ta đều ở trạng thái không tốt trong một thời kỳ.
Con người thường né tránh khi nhớ về những sai lầm hoặc kinh nghiệm thất bại trong quá khứ mặc dù chính mình đã gây nên. Trong đầu tư, nhà đầu tư thường không muốn nhớ những cổ phiếu đã gây ra thua lỗ mà chỉ nhớ có chọn lọc những khoản đầu tư thắng lợi để tự thỏa mãn và bảo vệ hình ảnh của chính mình. Nguyên nhân của “Selective Memory” có thể do tâm trí quá tập trung vào những chứng cứ hiện tại mà quên mất những chứng cứ trong quá khứ dẫn đến quyết định đầu tư sai lầm. Để tránh sai lầm từ “Selective Memory” và “Overconfidence” , nhà đầu tư nên ghi nhận lại kết quả đầu tư (thắng hoặc thua). Điều này giúp chúng ta nhận thấy phần lớn khoản đầu tư của chúng ta đều ở trạng thái không tốt trong một thời kỳ.
3. Self- Handicapping (Tự cản trở mình – đối lập với Overconfidence)
Self-Handicapping xảy ra khi chúng ta cố gắng giải thích tương lai ảm đạm với những lý do có thể đúng hoặc không đúng. Khi chúng ta cảm thấy không tốt để bắt đầu một buổi trình bày thì chắn chắn buối trình bày đó sẽ không tốt. Self – Handicapping & Overconfindence đều ảnh hưởng đến sự thành công trong đầu tư.
Self-Handicapping xảy ra khi chúng ta cố gắng giải thích tương lai ảm đạm với những lý do có thể đúng hoặc không đúng. Khi chúng ta cảm thấy không tốt để bắt đầu một buổi trình bày thì chắn chắn buối trình bày đó sẽ không tốt. Self – Handicapping & Overconfindence đều ảnh hưởng đến sự thành công trong đầu tư.
4. Loss Aversion (Ám ảnh thua lỗ)
Nhiều nhà đầu tư cảm thấy ám ảnh khi một khoản đầu tư thua lỗ mặc dù phần còn lại của danh mục đầu tư là an toàn. Loss aversion khiến nhà đầu tư không dám thực hiện đầu tư. Để tránh cảm giác loss aversion, nhà đầu tư nên đa dạng hóa danh mục đầu tư, mở lòng và học hỏi kiến thức để luôn tìm thấy cơ hội phía trước.
5. Anchoring (Mỏ neo)
Khi chúng ta hỏi một cư dân của TP.HCM về dân số của Hà Nội, họ có xu hướng dùng con số dân cư của TP.HCM họ biết và điều chỉnh xuống và áp cho dân số của Hà Nội. Như vậy là không đúng. Khi dự báo một điều không rõ, chúng ta có xu hướng dính chặt với những gì chúng ta biết. Trong đầu tư, khi một cổ phiếu giảm giá, nhà đầu tư có xu hướng “dính” với giá mà họ đã mua cổ phiếu đó và các yếu tố khác như thu nhập cổ phiếu cao, thị phần tốt trước khi nó giảm giá, họ quyết định không bán khi tình thế thay đổi, và chờ nó trở về giá hòa vốn ban đầu. Nhưng thực tế điều đó không xảy ra. Ví dụ như DELL từng là một công ty thống trị ngành máy tính trong 2 thập niên, nhưng lợi thế đó không còn và đã lỗi thời thì tại sao chúng ta lại giữ DELL trong danh mục đầu tư? Nhà đầu tư nên tự hỏi mình: “Khoản đầu tư này có đem lại lợi nhuận không? Nếu không, tại sao lại phải giữ nó?”. Trả lời một cách thật lòng, nhà đầu tư có một quyết định hợp lý.
Nhiều nhà đầu tư cảm thấy ám ảnh khi một khoản đầu tư thua lỗ mặc dù phần còn lại của danh mục đầu tư là an toàn. Loss aversion khiến nhà đầu tư không dám thực hiện đầu tư. Để tránh cảm giác loss aversion, nhà đầu tư nên đa dạng hóa danh mục đầu tư, mở lòng và học hỏi kiến thức để luôn tìm thấy cơ hội phía trước.
5. Anchoring (Mỏ neo)
Khi chúng ta hỏi một cư dân của TP.HCM về dân số của Hà Nội, họ có xu hướng dùng con số dân cư của TP.HCM họ biết và điều chỉnh xuống và áp cho dân số của Hà Nội. Như vậy là không đúng. Khi dự báo một điều không rõ, chúng ta có xu hướng dính chặt với những gì chúng ta biết. Trong đầu tư, khi một cổ phiếu giảm giá, nhà đầu tư có xu hướng “dính” với giá mà họ đã mua cổ phiếu đó và các yếu tố khác như thu nhập cổ phiếu cao, thị phần tốt trước khi nó giảm giá, họ quyết định không bán khi tình thế thay đổi, và chờ nó trở về giá hòa vốn ban đầu. Nhưng thực tế điều đó không xảy ra. Ví dụ như DELL từng là một công ty thống trị ngành máy tính trong 2 thập niên, nhưng lợi thế đó không còn và đã lỗi thời thì tại sao chúng ta lại giữ DELL trong danh mục đầu tư? Nhà đầu tư nên tự hỏi mình: “Khoản đầu tư này có đem lại lợi nhuận không? Nếu không, tại sao lại phải giữ nó?”. Trả lời một cách thật lòng, nhà đầu tư có một quyết định hợp lý.
6. Sunk Costs (chi phí chìm)
Chúng ta bỏ 100 đồng để mua một vé xem kịch và cảm thấy vở kịch này thật kinh khủng. Nhưng vì chính mình bỏ tiền ra mua vé, nên chúng ta có xu hướng xem đến hết vở kịch. Song nếu vé xem kịch được cho bởi một người khác thì chúng ta dễ dàng quyết định ra về giữa chừng. Trong đầu tư, khi chúng ta dành nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu một cổ phiếu, dù nhận thấy đó là khoản đầu tư không tốt nhưng về bản năng chúng ta lại thích nó do đã dành nhiều thời gian cho nó, nên chúng ta có xu hướng chọn nó.
Chúng ta bỏ 100 đồng để mua một vé xem kịch và cảm thấy vở kịch này thật kinh khủng. Nhưng vì chính mình bỏ tiền ra mua vé, nên chúng ta có xu hướng xem đến hết vở kịch. Song nếu vé xem kịch được cho bởi một người khác thì chúng ta dễ dàng quyết định ra về giữa chừng. Trong đầu tư, khi chúng ta dành nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu một cổ phiếu, dù nhận thấy đó là khoản đầu tư không tốt nhưng về bản năng chúng ta lại thích nó do đã dành nhiều thời gian cho nó, nên chúng ta có xu hướng chọn nó.
7. Confirmation Bias (Xu hướng khẳng định – Bảo thủ)
Khi sở hữu một chiếc xe Honda, ta có xu hướng tin tưởng những thông tin ủng hộ nó hơn là những thông tin đối lập. Trong đầu tư, khi mua một Quỹ đầu tư chuyên về những cổ phiếu ngành y tế, chúng ta có xu hướng thích hoặc cường điệu hóa về về ngành Y tế và phớt lờ/ giảm bớt những thông tin không tốt về ngành đó mà chúng ta nghe được. Để tránh thất bại này, chúng ta nên tìm kiếm thông tin cả hai phía. Điều này sẽ giúp chúng ta không bị trói chặt vào bất kỳ một ý tưởng nào, quyết định độc lập hơn và ngăn tình trạng “falling in love with a stock”. Xa hơn, chúng ta sẽ có cơ hội tìm thấy lý do khoản đầu tư của chúng ta là sai và có cơ hội sửa sai sớm hơn.
Khi sở hữu một chiếc xe Honda, ta có xu hướng tin tưởng những thông tin ủng hộ nó hơn là những thông tin đối lập. Trong đầu tư, khi mua một Quỹ đầu tư chuyên về những cổ phiếu ngành y tế, chúng ta có xu hướng thích hoặc cường điệu hóa về về ngành Y tế và phớt lờ/ giảm bớt những thông tin không tốt về ngành đó mà chúng ta nghe được. Để tránh thất bại này, chúng ta nên tìm kiếm thông tin cả hai phía. Điều này sẽ giúp chúng ta không bị trói chặt vào bất kỳ một ý tưởng nào, quyết định độc lập hơn và ngăn tình trạng “falling in love with a stock”. Xa hơn, chúng ta sẽ có cơ hội tìm thấy lý do khoản đầu tư của chúng ta là sai và có cơ hội sửa sai sớm hơn.
8. Mental Accounting
Khi chơi bài roulette với 100 đồng và bất ngờ thắng 200 đồng, chúng ta có xu hướng sẽ chơi tiếp với 200 đồng này vì đó không phải là tiền của chúng ta. Việc ta không phải cực nhọc kiếm 200 đồng đó dễ dàng khiến ta đồng ý với việc đánh rủi ro với nó. Một ví dụ khác: nếu chúng ta ở quận 1 và dự định mua 1 cái tivi với giá 500 đồng tại quận 1, nhưng khi biết ở quận 3 chỉ bán với giá 400 thì chúng ta có xu hướng di chuyển xuống quận 3 để mua vì tiết kiệm được 100 đồng. Nhưng nếu mua một chiếc xe máy với giá 5.000 đồng tại quận 1 và 4.900 tại quận 3, ta lại có xu hướng mua luôn tại quận 1, mặc dù sẽ mất đi 100. Để tránh điều này, nhà đầu tư nên tính toán Total return on investment (ROI) trên các khoản đầu tư của mình.
Khi chơi bài roulette với 100 đồng và bất ngờ thắng 200 đồng, chúng ta có xu hướng sẽ chơi tiếp với 200 đồng này vì đó không phải là tiền của chúng ta. Việc ta không phải cực nhọc kiếm 200 đồng đó dễ dàng khiến ta đồng ý với việc đánh rủi ro với nó. Một ví dụ khác: nếu chúng ta ở quận 1 và dự định mua 1 cái tivi với giá 500 đồng tại quận 1, nhưng khi biết ở quận 3 chỉ bán với giá 400 thì chúng ta có xu hướng di chuyển xuống quận 3 để mua vì tiết kiệm được 100 đồng. Nhưng nếu mua một chiếc xe máy với giá 5.000 đồng tại quận 1 và 4.900 tại quận 3, ta lại có xu hướng mua luôn tại quận 1, mặc dù sẽ mất đi 100. Để tránh điều này, nhà đầu tư nên tính toán Total return on investment (ROI) trên các khoản đầu tư của mình.
9. Herding (Tính bầy đàn)
Có hàng ngàn cổ phiếu và chúng ta không thể biết rõ hết về chúng. Chúng ta thường xuyên bị bao vây bởi những thông tin từ môi giới, các kênh truyền thông, bạn bè…, trong đó có những thông tin nghe có vẻ hấp dẫn hơn so với cổ phiếu mà chúng ta đang giữ. Thực tế, một cổ phiếu khi được chú ý bởi số đông do sự tăng giá của nó chứ không vì sự cải thiện nội tại của doanh nghiệp. Và chúng ta có thể tránh sai lầm khi chúng ta lựa chọn cổ phiếu cẩn thận hơn, và tránh xa đám đông hoặc các tin đồn để tránh những khoản đầu tư không theo mục tiêu đầu tư của mình.
Có hàng ngàn cổ phiếu và chúng ta không thể biết rõ hết về chúng. Chúng ta thường xuyên bị bao vây bởi những thông tin từ môi giới, các kênh truyền thông, bạn bè…, trong đó có những thông tin nghe có vẻ hấp dẫn hơn so với cổ phiếu mà chúng ta đang giữ. Thực tế, một cổ phiếu khi được chú ý bởi số đông do sự tăng giá của nó chứ không vì sự cải thiện nội tại của doanh nghiệp. Và chúng ta có thể tránh sai lầm khi chúng ta lựa chọn cổ phiếu cẩn thận hơn, và tránh xa đám đông hoặc các tin đồn để tránh những khoản đầu tư không theo mục tiêu đầu tư của mình.
10. Recency Bias
Là suy nghĩ cho rằng những xu hướng hoặc mô hình trong quá khứ gần sẽ lặp lại hoặc tiếp tục trong tương lai do vậy, những hành động trong tương lai sẽ dựa trên những nhận thức của quá khứ. Nhưng chúng ta đều biết, kinh tế cũng diễn biến theo chu kỳ. Thật may mắn cho những ai nắm giữ cổ phiếu của Home Depot, Lowe’s hoặc Paychex (Home depot đã tăng giá gấp 4 lần khi kinh tế Mỹ hồi phục trong 5 năm gần đây. Và Lowe’s đã tăng giá 2,5 lần kể từ 2009) ở thời điểm này. Chúng ta thường luôn phạm phải những sai lầm về hành vi khi đầu tư và điều này làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của chúng ta. Hiểu nó và nhận thức được những điểm mù (blind spots) này sẽ giúp chúng ta tránh được những sai lầm và đạt được mục tiêu tài chính.
(Theo Wall Street )
Là suy nghĩ cho rằng những xu hướng hoặc mô hình trong quá khứ gần sẽ lặp lại hoặc tiếp tục trong tương lai do vậy, những hành động trong tương lai sẽ dựa trên những nhận thức của quá khứ. Nhưng chúng ta đều biết, kinh tế cũng diễn biến theo chu kỳ. Thật may mắn cho những ai nắm giữ cổ phiếu của Home Depot, Lowe’s hoặc Paychex (Home depot đã tăng giá gấp 4 lần khi kinh tế Mỹ hồi phục trong 5 năm gần đây. Và Lowe’s đã tăng giá 2,5 lần kể từ 2009) ở thời điểm này. Chúng ta thường luôn phạm phải những sai lầm về hành vi khi đầu tư và điều này làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của chúng ta. Hiểu nó và nhận thức được những điểm mù (blind spots) này sẽ giúp chúng ta tránh được những sai lầm và đạt được mục tiêu tài chính.
(Theo Wall Street )
No comments:
Post a Comment