;
BACK
>

Friday, April 14, 2017

How To Trade Stock-Jesse Livermore (C8)

Chương 8: chìa khóa thành công của Livermore
Tôi đã tham gia đầu cơ rất nhiều năm trên thị trường chứng khoán trước khi nhận ra rằng chẳng có gì mới xảy ra cả, những chuyển động của giá cả đơn giản chỉ là sự lạp lại, dù có rất nhiều các loại chứng khoán đa dạng nhưng những mẫu hình cơ bản thì lại giống nhau.
Như tôi đã nói, việc ghi chép lại những số liệu sẽ giúp ta nhận ra xu hướng giá. Rồi tới bắt đầu cố gắng để tìm ra điểm bắt đầu từ những dự đoán diễn biến thị trường trong tương lai. Đó quả là một nhiệm vụ không hề dễ dàng.

Bây giờ tôi có thể nhìn lại những nỗ lực ban đầu đó và hiểu tại sao chúng lại không thật sự hiệu quả, tôi đã cố gắng để đưa ra những quy tắc để ra vào thị trường, cố gắng tất cả những sóng nhỏ. Đây chính là một sai lầm mà tôi đã kịp thời nhận ra. Tôi tiếp tục ghi chép các số liệu và sự kiên nhẫn của tôi đã giúp tôi tìm ra chìa khóa. Rằng nếu tôi chỉ nhìn vào những con số thì chắc chắn tôi sẽ chẳng thu được gì, nhưng ngược lại, bằng con mắt và đầu óc của mình, tôi sẽ nhìn thấy những mẫu biến động giá, và chính là những mẫu này sẽ nói cho tôi biết tương lai giá sẽ biến động như thế nào. Vì vậy, tôi quyết định bỏ qua những biến động lên xuống nhỏ, và chỉ nhìn vào xu hướng. Và rõ ràng, thị trường có những xu hướng rất rõ ràng mặc dù nó có không ít những biến động nhỏ và chính những biến động nhỏ ấy làm chúng ta nhầm lẫn. Và tiếp tục, tôi sẽ tìm ra nguyên nhân của việc bắt đầu một cơn sóng tăng hoặc giảm. Tôi phải kiểm tra lại khoảng cách của những biến động giá đó. Đầu tiên tôi xác định một điểm giá, chưa đủ, tôi tìm điểm thứ 2, và tiếp tục cho đến khi tôi tìm thấy điểm mà điểm đó giúp tôi khẳng định đó chính là một xu hướng tăng/giảm.
đơn giản là thế này, tôi vẽ ra trên 1 trang giấy – mà tôi gọi là Bản đồ dự đoán xu hướng. Mỗi cổ phiếu tôi dùng 1 trang gồm 6 cột với tiêu đề theo thứ tự :
điểm tăng thứ cấp
điểm tăng tự nhiên
xu thế tăng
xu thế giảm
điểm giảm tự nhiên
điểm giảm thứ cấp
khi giá thuộc ở xu thế tăng cột 3, tôi ghi mực đen. Ở cột 4 – 5 tôi ghi mực đỏ.
Bằng việc ghi lại giá cả theo cả 2 xu hướng tăng và giảm, tôi đã thật sự nắm bắt được xu hướng của giá. Việc dùng phân biệt 2 màu đỏ và đen đã giúp tôi thấy được chính xác đường xu hướng giá.


Tôi thấy việc đánh giá một cổ phiếu đơn lẻ sẽ không thể phản ánh xu thế của nhóm cổ phiếu thuộc ngành. Vì vậy bằng cách kết hợp giá cả và sự vận động của 2 loại cổ phiếu , tôi tìm ra cho mình Điểm mấu chốt – Key Price. Đôi khi, sự thay đổi, biến động một cổ phiếu cũng đủ lớn để giúp tôi xác định xu hướng, nhưng nếu chỉ dựa vào 1 cổ phiếu thì rất rủi ro và dẫn đến sai lầm, 2 cổ phiếu sẽ tạo tín hiệu chắc chắn hơn.

Bạn cần phải rèn tính kỷ luật khi tuân theo những con số đó. Dừng chờ đợi ai giải thích hoặc khẳng định thêm chắc chắn, như vậy cơ hội sẽ qua ngay.
Tôi có một kinh nghiệm thế này : khi chiến tranh tại châu Âu xảy ra, hàng loạt cổ phiếu trên toàn thị trường CK giảm mạnh. Sau đó các cổ phiếu của 4 nhóm ngành quan trọng bắt đầu phục hồi, ngoại trừ cổ phiếu ngành Thép. Chắc hăn phải có một lý do gì chính đáng để giải thích cho việc này. Tại thời điểm đó, tôi lại không biết điều đấy, tôi cứ nghĩ rằng chắc không ai có thể giải thích được điều này. Tuy vậy, bất cứ ai nếu tại thời điểm đó nếu có ghi chép lại giá cả sẽ nhận ra cổ phiếu ngành thép cuối cùng cũng chấm dứt xu thế giảm. Thế nhưng, phải đến 4 tháng sau, mọi người mới biết được lý do giảm của cổ phiếu ngành thép. Đó là chính phủ Anh đã bán ra 100,000 cổ phiếu ngành thép nước Mỹ. Còn Canada cũng bán ra 20,000 cổ phiếu. rõ ràng nếu bạn chờ cho đến khi bạn biết được lý do vì sao cổ phiếu ngành thép giảm thì lúc này cố phiếu ngành thép đã tăng trở lại, và bạn đã bỏ lỡ cơ hội. Và chính vì vậy điều duy nhất nhà đầu cơ cần phải làm là hành động theo đúng những gì thị trường đang hành động. Và mục tiêu của chúng ta là nắm bắt được đúng xu hướng của những con sóng lớn, ra vào đúng xu hướng mới là điều quan trọng.

Giải thích thuật ngữ
1. Giá trong xu hướng tăng được ghi bằng mực đen
2. giá trong xu hướng giảm ghi bằng mực đỏ
3. giá ở 4 cột còn lại ghi bằng bút chì
4. vẽ một đường màu đỏ

No comments:

Post a Comment