Tám thành viên trong nhóm làm những công việc khác nhau, với niềm đam mê nhiếp ảnh họ đã gặp nhau và cho ra đời nhóm AirPano. Họ đi du lịch khắp thế giới và sáng tác nên những bức ảnh Panorama tuyệt đẹp. Các bức ảnh chủ yếu được chụp từ máy bay trực thăng, khinh khí cầu, máy bay điều khiển từ xa hay từ trên mái nhà.
Sergey Semonov, một thành viên trong nhóm, tác giả bức ảnh Panorama về Manhattan đã giành giải nhất cuộc thi ảnh quốc tế mang tên Pano Awards Epson cho biết: Chụp ảnh Panorama rất thú vị bởi nó dành cho những ai thích điều mới mẻ, tiến bộ và độc đáo.
Hiện tại, nhóm AirPano đã sở hữu 700 bức ảnh Panorama bao gồm cả những bức Panorama 360 độ chụp từ trên cao kỳ công. Dưới đây là những tác phẩm tiêu biểu của họ. Độc giả có thể xem thêm những thành quả khác của nhóm tại địa chỉ: http://www.airpano.com
Công viên trung tâm ở New York, nước Mỹ.
Thác Churun-meru (có nghĩa là Rồng) vào mùa thu, Venezuela.
Đỉnh Everest.
Đền thờ Taj Mahal, Ấn Độ.
Ngọn núi lửa Plosky Tolbachik, Kamchatka.
Vòng đu quay khổng lồ Ferris Wheel ở Singapore.
Thác Iguazu, nằm trên biên giới ba nước Argentina, Brazil và Paraguay - một trong bảy kỳ quan mới của thế giới.
Thành phố Kuala Lumpur.
Thành phố Thượng Hải.
Đấu trường Coliseum ở Rome.
Rặng san hô lớn nhất thế giới Great Barrier.
Kīlauea, một trong những ngọn núi lửa hoạt động thường xuyên nhất ở Hawaii.
Thành phố Barcelona, Tây Ban Nha.
Thành phố Rio de Janiero, Brazil.
Tượng Chúa Cứu thế, Rio de Janeiro, Brazil.
Thành phố Paris.
Một vài tác phẩm Panorama 360 độ chụp từ trên không tiêu biểu của nhóm:
Thác Niagara.
Cancun, Mexico.
Bức ảnh Panorama chụp dưới băng đầu tiên trên thế giới tại biển Bạch Hải, nước Nga.
Panorama (trong Nhiếp ảnh) là cách chụp hình một không gian dưới 1 góc rộng bất kì. Thuật ngữ Panorama còn được dùng nhiều trong sơn, vẽ, nhiếp ảnh, phim / video, hay mô hình ba chiều.
Khái niệm Panorama ban đầu được một họa sĩ người Ailen là Robert Barker sử dụng để mô tả bức tranh toàn cảnh của ông về Edinburgh. Năm 1792 có 1 cuộc triển lãm được khai mặc ở London lấy tên là "The Panorama".
Trong nhiếp ảnh, kỹ thuật chụp Panorama thường được dùng để chụp tranh phong cảnh theo chiều ngang. Máy ảnh thông thường chỉ chụp với một góc 90 độ nên người sử dụng khó có thể thu lại toàn cảnh không gian như họ mong muốn, còn panorama phải đạt ít nhất là 110 độ và đôi khi có thể lên đến 360 độ.
Người chụp ảnh có thể lựa chọn chụp từ trái sang phải, từ trên xuống dưới rồi ghép các hình ảnh đó lại với nhau. Ảnh panorama được chia làm nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là các tác phẩm có khung hình rộng (chiều rộng lớn hơn nhiều lần chiều cao) và vertorama (vertical panorama - ghép nhiều ảnh với nhau theo chiều dọc), ngoài ra còn có polar (tạo thành hành tinh nhỏ), sphere (hình cầu), cubic (lập phương) cylindrical (hình trụ)… Một kiểu panorama khác là Polar Panorama, tức biến không gian thành một hành tinh nhỏ.
Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng để có được một bức ảnh Panorama hoàn chỉnh, nhiếp ảnh gia phải bỏ công sức, sự sáng tạo nghệ thuật vô cùng vất vả, đòi hỏi sự tỉ mẩn và chính xác đến từng khoảnh khắc và chi tiết.
An Bình (businessinsider)
No comments:
Post a Comment