Sau khi đọc xong “Văn minh làm giàu” của TS.Vương Quân Hoàng và xem nhiều dữ liệu cùng với những phản hồi tranh luận và góp ý của độc giả, mình thấy xã hội bây giờ thật “thoáng”, cơ hội tiếp cận ý tưởng thật phong phú, tạo ra nguồn vốn lớn lao cho các bạn trẻ có hoài bão khởi nghiệp, nhớ lại 38 năm về trước, thầy tôi nói: “Hãy thu nhặt tất cả, nếu không bây giờ, thì sau này, sẽ có lúc con dùng đến”.
"You got a dream, you gotta protect it. People can't do something themselves, they wanna tell you you can't do it. If you want something, go get it. Period." - Pursuit of happiness
Sunday, March 30, 2014
Saturday, March 29, 2014
Sunday, March 23, 2014
Thông tin tài chính ngân hàng nổi bật tuần từ 17 – 23/3
- Các khoản tiền liên quan đến vụ bầu Kiên, Huyền Như, khoản tiền gửi quá hạn tại 1 ngân hàng khác, khoản cho Vinalines vay, ACB sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro. Xem thêm
- Giảm một loạt các lãi suất chủ chốt từ 18/3. Trần lãi suất huy động VND kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm 1% còn 6%/năm; Trần lãi suất huy động USD giảm 0,25% xuống 1%/năm. Lãi suất tái cấp vốn giảm từ 7% xuống 6,5%/năm; Lãi suất tái chiết khấu giảm từ 5% xuống 4,5%/năm; Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 8% xuống 7,5%/năm; Trần lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên giảm từ 9% xuống 8%/năm. Xem thêm
- Đến 13/3, tín dụng vẫn giảm hơn 1%, huy động vốn tăng 1,92%. Xem thêm
- Theo đại diện NHNN, lãi suất hạ nhưng tiền gửi vào ngân hàng vẫn hấp dẫn. Xem thêm
- NHNN chính thức sửa đổi Thông tư 02 bằng việc ban hành Thông tư 09. Đáng chú ý là ngân hàng được giữ nguyên nhóm nợ đối với khoản nợ cơ cấu lại đến 31/3/2015 và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ chỉ được thực hiện một lần. Xem thêm
- Theo một số lãnh đạo ngân hàng, việc hạ lãi suất là tất yếu và sẽ tạo điều kiện cho lãi suất cho vay đi xuống, tuy nhiên cũng không ít nhận định rằng cắt giảm lãi suất sẽ khó kéo dài bởi áp lực lạm phát. Xem thêm
- Trả lời phỏng vấn Bloomberg, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài mua bán nợ xấu. Xem thêm
- Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, theo thống kê của ngành ngân hàng tỷ lệ sở hữu chéo trong ngân hàng hiện nay ở mức khoảng 6%. Xem thêm
- Phó Thống đốc NHNN cho biết, thời điểm tồi tệ nhất của các Ngân hàng đã qua. Xem thêm
- Ngân hàng Phương Nam đầu tư vào hãng phim Chánh Phương của Chánh Tín từ 2006 tới 2010. Báo cáo thường niên các năm 2007, 2008, 2009 và 2010 của ngân hàng đều ghi rõ số tiền đầu tư cũng như tỷ lệ cổ phần nắm giữ tại Chánh Phương Film. Xem thêm
- Tuần qua, giá vàng giảm 300 nghìn đồng/lượng. Khoảng cách giữa vàng trong nước và thế giới lại tăng mạnh từ 1,2 triệu đồng lên 2 triệu đồng/lượng vào cuối tuần. Xem thêm
- Tuần 17-21/3, NHNN hút ròng 13.498 tỷ đồng trên OMO, toàn bộ qua nghiệp vụ phát hành tín phiếu. Xem thêm
Thông tin chứng khoán đáng chú ý tuần từ 17-21/3
Tổng hợp giao dịch trong tuần
- VnIndex có 3 phiên tăng, 2 phiên giảm, chốt tuần tăng 0,84% so với cuối tuần trước lên 601,8 điểm.
- HNX-Index chính thức vượt ngưỡng 90 điểm khi tăng 0,66 điểm lên 90,36 điểm phiên cuối tuần qua. HNX-Index đạt trọn tuần tăng điểm với mức tăng 7,02% trong tuần so với tuần trước.
- Khối ngoại bán ròng 22,26 triệu cổ phiếu trên HNX và 27,4 triệu cổ phiếu trên HSX tương đương bán ròng 717 tỷ đồng trong cả tuần trên 2 sàn.
Thông tin đáng chú ý
- Ngày cuối ETF tái cơ cấu: Khối ngoại mua 1.800 tỷ, bán 2.200 tỷ trên 2 sàn. Khối ngoại mua ròng mạnh các mã MSN, PVT và VIC trong khi bán mạnh HPG, PVD và STB. [Xem thêm]
- TTCK tăng nóng liên tục đang thu hút cả nhà đầu tư cũ và mới! Nhiều nhà đầu tư cũ quay trở lại thị trường chứng khoán. [Xem thêm]
- CTCP Chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương (MCK: APS) vào diện bị cảnh báo từ 20/03/2014 do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2013 là số âm, thuộc trường hợp bị cảnh báo theo quy định [Xem thêm].
- Nhiều nhà đầu tư đang đặt câu hỏi liệu có phải vốn ngân hàng chảy vào margin. [Xem thêm]
- Việc thị trường tăng mạnh gần 3 tháng đầu năm 2014 sau khi đã tăng khá cao năm 2013 giúp nhiều cổ phiếu đạt đỉnh giá từ khi niêm yết. [Xem thêm]
- Nắm bắt cơ hội thị trường đang giao dịch nóng, nhiều công ty "nới" hoạt động margin và đây có thể là tiền đề cho tăng trưởng thị phần của các công ty chứng khoán. [Xem thêm]
- Thủy điện Miền Trung vốn điều lệ 1.200 tỷ đồng đăng ký niêm yết trên HNX. [Xem thêm]
- Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thời gian qua, thị trường chứng khoán Việt Nam như một “nam châm mới” thu hút các nhà đầu tư. [Xem thêm]
- Quỹ quản lý dự trữ ngoại hối 100 tỷ USD của Thủ tướng Singapore đã đến Việt Nam. Mục đích của GIC là đạt được mức tăng trưởng ổn định trong dài hạn, thắng được mức lạm phát trung bình 20 năm trên toàn cầu. [Xem thêm] ----TAEL Partners – quỹ đầu tư đang rót hàng nghìn tỷ đồng vào Việt Nam. Qũy này là Cổ đông lớn của Thủy sản Hùng Vương, Vinasun và Pan Pacific. [Xem thêm]
- PVN đã thu về hơn 20.000 tỷ đồng nhờ cổ phần hóa đúng sóng chứng khoán như thế nào? [Xem thêm]
- TEDI công bố bán đấu giá cổ phần lần đầu ra bên ngoài [Xem thêm]
7 thông tin kinh tế nổi bật tuần từ 17/03 - 22/03
Nửa đầu tháng 3 Việt Nam chính thức nhập siêu 279 triệu USD, xăng tăng giá thêm 180 đồng mỗi lít, Amway đầu tư thêm 25 triệu USD vào thị trường Việt Nam.. là những thông tin nổi bật trong tuần qua
Xăng tăng giá thêm 180 đồng mỗi lít
Kể từ 12h00 ngày (19/3), giá xăng RON 92 trên toàn hệ thống Petrolimex đã tăng thêm 180 đồng/lít.
Như vậy, mức giá mới với xăng RON 92 là 24.690 đồng/lít. Cũng theo Petrolimex, mức tăng 180 đồng/lít cũng đã được áp dụng đối với xăng RON 95 nâng giá loại nguyên liệu này sau điều chỉnh lên 25.190 đồng/lít.
Với dầu diesel, Petrolimex sẽ đồng loạt tăng 70 đồng/lít, trong đó dầu diesel 0,05S có giá mới là 22.840 đồng/lít.
Mức điều chỉnh này nằm trong phương án điều hành được Bộ Tài chính công bố trưa nay. Theo cơ quan quản lý, bình quân 30 ngày từ ngày 17/02/2014 đến 18/3/2014 của giá xăng RON 92 trên thị trường đã ở mức trên 117 USD/thùng.
Do đó, cơ quan điều hành quyết định tăng giá tối đa từ là 71 - 189 đồng/lít với mặt hàng dầu diesel và xăng.
PCI 2013, Đà Nẵng trở lại vị trí số 1
Bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2013, được công bố sáng ngày 20/3, một lần nữa lại ghi nhận những sự thay đổi đáng kể về vị trí của các tỉnh thành tại Việt Nam.
Sau một thời gian tụt hạng, Đà Nẵng đã trở lại vị trí số 1 trên bảng xếp hạng. Với điểm số PCI trên 65, Đà Nẵng cùng Thừa Thiên - Huế đã có thành tích xuất sắc, vượt trội so với các tỉnh khác ngay trong nhóm có chất lượng điều hành "Rất tốt".
Hai gương mặt này không quá xa lạ trong nhóm dẫn đầu. Trước thời điểm 2011, Đà Nẵng từng liên tục giành vị trí thứ nhất hoặc thứ hai trong bảng xếp hạng PCI hàng năm. Sau khi rớt xuống vị trí thấp nhất trong lịch sử PCI của mình, xếp thứ 12/63 vào năm 2012, nay thì Đà Nẵng đã vươn trở lại dẫn đầu bảng xếp hạng.
Trong khi đó, Thừa Thiên - Huế cũng ghi dấu ấn lớn với PCI năm nay. Kể từ 2007, chỉ duy nhất một lần tỉnh này rơi khỏi nhóm 25 tỉnh có điểm số cao nhất và nằm trong nhóm "Tốt". Năm 2008 và 2009, thứ hạng của Thừa Thiên - Huế lần lượt là 10 và 14.
Nhóm nghiên cứu PCI cho hay trong thời gian qua, Thừa Thiên - Huế đã có những cam kết mạnh mẽ nhất về việc cải thiện điểm số PCI và đã cụ thể hóa các cam kết này bằng nhiều văn bản chính thức.
Hà Nội quý 1 đạt tăng trưởng GRDP 6,6% và TP.HCM tăng 7,7%
Cục Thống kê TP. Hà Nội – PSO Hà Nội và TP.HCM vừa ra Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2014.
Hà Nội quý I/2014, những khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường bất động sản chưa phục hồi… đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của kinh tế của Hà Nội. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 6,6%, trong đó ngành dịch vụ - ngành đóng góp tỷ trọng lớn nhất vào GRDP của Hà Nội chỉ tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước.
Khó khăn kinh tế đã khiến sức mua của người dân ở Hà Nội tăng ở mức rất thấp so với cùng kỳ các năm trước. Tháng 3/2014, tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 1,4% so tháng trước và tăng 9,6% so cùng kỳ năm trước; trong đó bán lẻ tăng 1,6% so với tháng 2 và tăng 9,3% so với tháng 3/2013.
Dự kiến quý I/2014, tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 10,2% so cùng kỳ năm trước, trong đó, bán lẻ tăng 9,2%.
Tổng sản phẩm trên địa bàn TP.HCM (GRDP) quý I/2014 theo giá thực tế đạt 184.277 tỷ đồng, tăng 7,7% so với quý I/2013.
Khu vực dịch vụ tăng 8,8%, đóng góp 5,16 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,1%, đóng góp 2,51 điểm phần trăm trong mức tăng trưởng chung; khu vực nông lâm thủy sản tăng 5%.
Còn quá sớm để nói khu vực dịch vụ của TP.HCM “đã trở lại”, nhưng tăng trưởng của khu vực này càng được củng cố khi chỉ tiêu tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn thành phố trong tháng 3 ước đạt 49.778 tỷ đồng, tăng 15,2% so với tháng trước, tăng 12,6% so với cùng kỳ.
Ước tính quý I/2014, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 152.656 tỷ đồng, tăng 12,1% so với quý I/2013.Nếu loại trừ yếu tố biến động giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ quý I/2014 tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.
CPI Hà Nội tháng 3 giảm 0,15% và TP.HCM giảm 0,46% so với tháng trước
Cục thống kê TP.HCM và TP. Hà Nội vừa công bố tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Hà Nội tháng 3 năm 2014 giảm 0,15% so với tháng trước và tăng 5,99% so cùng kỳ.
Sự sụt giảm trong tháng 3 có nhiều nguyên nhân như giá gas giảm 31.000 đồng/bình 12 kg từ 1/3/2014. Ngoài ra, theo quy luật thì tháng sau tết Nguyên đán thì mọi tiêu dùng của người dân chững lại và giảm khiến nhóm hàng thực phẩm giảm.
Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 5/2013 chỉ số giá tiêu dùng của Thành phố Hà Nội có mức giảm. Hồi năm 2013, Thành phố Hà Nội đã chứng kiến 3 tháng liên tiếp là tháng 3, 4,5 chỉ số giá tiêu dùng sụt giảm so với tháng trước.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) TP.HCM tháng 3 giảm 0,46% so với tháng trước, trong đó có 6/ 11 nhóm hàng giảm
4 nhóm tăng giá là đồ uống và thuốc lá (+0,17), may mặc mũ nón giày dép (+0,02), thiết bị đồ dùng gia đình (+0,22) và hàng hóa dịch vụ khác (+0,37), nhóm dược phẩm và dịch vụ y tế không có biến động.
Sau tết nguyên đán, giá lương thực, thực phẩm giảm so tháng trước sau hai tháng tăng nhẹ liên tục. Nguyên nhân chính là nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm bớt.
So với tháng 12/2013, chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 0,18%. Chỉ số giá bình quân 3 tháng đầu năm 2014 tăng 4,57% so với bình quân cùng kỳ năm 2013.
Trước thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội cũng vừa công bố CPI tháng 3 trên địa bàn tỉnh giảm 0,15%.
Nửa đầu tháng 3 Việt Nam chính thức nhập siêu 279 triệu USD
Tổng Cục Hải quan Việt Nam đã công bố kết quả xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 3/2014. Theo đó, tổng giá trị xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 3 đạt 11,66 tỷ USD, tăng 4,4% so với nửa cuối tháng 2/2014.
Trong đó, xuất khẩu đạt 5,7 tỷ USD, giảm 3,9%; nhập khẩu đạt gần 6 tỷ USD, tăng 13,7% so với nửa cuối tháng 2/2014.
Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/03/2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 52,94 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt gần 26,98 tỷ USD, nhập khẩu đạt hơn 25,96 tỷ USD.
Với kết quả này, nửa đầu tháng 3 đã nhập siêu 279 triệu USD, trong đó khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 120 triệu USD – nhập siêu 120 triệu USD.
Tuy nhiên, nhờ kết quả ngoạn mục trong tháng 1, cán cân thương mại của cả nước từ đầu năm đến ngày 15/3 vẫn thặng dư hơn 1 tỷ USD, trong đó khu vực FDI góp 1,67 tỷ USD – xuất siêu 1,67 tỷ USD.
Amway đầu tư thêm 25 triệu USD vào thị trường Việt Nam
Ngày 21/3 vừa qua, Công ty TNHH Amway Việt Nam chính thức khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thứ 2 tại Việt Nam với tổng đầu tư hơn 25 triệu USD tại KCN Việt Nam - Singapore (VSIP) II, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Nhà máy có tổng diện tích 54.675 m2, lớn gấp 7 lần nhà máy sản xuất thứ 1 của Amway ở KCN Amata (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Dự kiến, nhà máy thứ 2 này sẽ chính thức đi vào hoạt động vào đầu năm 2015 với 3 dây chuyền sản xuất đạt công suất hơn 23 triệu sản phẩm – tương đương trị giá 200 triệu USD/năm, tạo ra hơn 170 việc làm cho lao động địa phương.
Trong năm 2013 doanh số của Amway tăng trưởng vượt bậc đạt hơn 90 triệu USD, tăng hơn 30% so với năm 2012. Chiếm thị phần 37%, Amway cũng là đơn vị dẫn đầu thị trường về bán hàng đa cấp tại Việt Nam.
Petro Lào muốn đầu tư 200 triệu USD vào Quảng Bình
Đó là thông tin được chính ông Lê Đức Tuấn, Giám đốc Petro Lào tiết lộ trong buổi gặp mặt trực tiếp với lãnh đạo tỉnh Quảng Bình.
Theo đó, Petro Lào dự định đầu tư dự án xây dựng Cảng Hòn La, Khu kinh tế Hòn La cho tàu 5 vạn tấn ra vào, kho ngoại quan và hệ thống đường ống dẫn dầu sang Lào.
Quy mô diện tích đất sử dụng của dự án khoảng 37,45ha bao gồm hệ thống cầu cảng cho tàu từ 5 vạn tấn trở lên cập cảng.
Xây dựng đường ống dẫn dầu từ cảng Hòn La sang Khammoun (Lào) từ 130-150 km cộng với 4 trạm bơm và kho trung gian. Kho ngoại quan tại Cảng Hòn La có sức chứa 300.000 – 500.000m3.
Tổng vốn dự kiến đầu tư vào dự án tối thiểu khoảng 200 triệu USD.
Hồng Vân
Theo Trí Thức Trẻ
Saturday, March 22, 2014
“Nhà trí thức” mang tên George Soros
Cái ông giỏi nhất là hiểu được mình phải làm gì trong cái thế giới mà ông cho rằng không thể nào hiểu nổi.
George Soros coi Isaiah Berlin là người ảnh hưởng sâu sắc nhất đến tư duy của ông, vì thế hãy nhìn người đàn ông này qua lăng kính của một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của triết gia Berlin: “Con nhím và Con cáo”(Ngạn ngữ phương Tây có câu: “Con cáo biết nhiều thứ, Con nhím chỉ biết một thứ quan trọng nhất”-ND).
Với công chúng, Soros là một con cáo thiên tài. Nhà quản lý quỹ đầu cơ George Soros thành công là nhờ khả năng chơi vô số canh bạc chỉ trong một ngày. Lúc làm từ thiện, chất “cáo” của Soros ẩn trong chiếc ô “Xã hội mở” và số tiền rải ra để “làm cách mạng” ở hàng chục quốc gia.
An Interview with George Soros
An Interview with George Soros
How would you describe your particular style of investing?
My peculiarity is that I don’t have a particular style of investing or, more exactly, I try to change my style to fit the conditions.
Sunday, March 16, 2014
Thông tin tài chính ngân hàng nổi bật tuần 10 – 14/3
- Thống đốc NHNN cho biết, dự kiến từ 17/3: Trần lãi suất hạ từ 7% xuống 6%/năm, lãi suất tái cấp vốn hạ từ 7% xuống 6,5%/năm, lãi suất huy động USD giảm từ 1,25% xuống 1%/năm. Xem thêm
- Từ đầu năm đến nay, tổng cộng hơn 78.000 tỷ đồng TPCP và TPCPBL đã được huy động thành công. Xem thêm
- Trong tuần 10-14/3, trạng thái đối với nghiệp vụ mua kỳ hạn (Reverse Repo) là 0 đồng trong khi đó, NHNN bơm 546 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ bán tín phiếu (Sell Outright), lượng bơm ròng 546 tỷ đồng. Xem thêm
- Khả năng đang hé mở là NHNN sẽ mua các khoản đầu tư ngoài ngành vào các TCTD của các tập đoàn, tổng công ty và trả theo giá thị trường. Xem thêm
- Giá vàng trong nước chỉ còn cao hơn thế giới 1,2 triệu đồng/lượng – hẹp nhất trong 2 năm.Xem thêm
- Đến cuối tháng 2, tín dụng của Vietcombank vẫn âm 1% trong khi của Sacombank tăng 1%.Xem thêm
- Sau 3 ngày xét xử đại án tham nhũng nghìn tỷ tại VDB Đăk Nông, tòa tuyên 1 án tử hình và 3 án chung thân. HĐXX cũng buộc các bị cáo phải trả lại cho Sở giao dịch TPHCM - OCB và Chi nhánh tại Hà Nội - Ngân hàng Nam Á với tổng số tiền 580 tỷ đồng. Xem thêm
Thông tin chứng khoán đáng chú ý tuần 10-14/03
Thông tin chứng khoán đáng chú ý tuần 10-14/03
Tổng quan giao dịch trong tuần
- VNIndex chốt tuần đạt 596,83 điểm, tăng 17 điểm so với chốt phiên giao dịch cuối tuần trước. Trong tuần, chỉ số liên tục tăng.
- HNX-Index có 1 phiên giảm, 4 phiên tăng trong tuần. Chốt tuần đạt 84,43 điểm, tăng 2,27 điểm so với cuối tuần trước.
- Khối ngoại trọn một tuần bán ròng trên cả HoSE và HNX với khối lượng bán ròng 13 triệu cổ phiếu, giá trị 203tỷ đồng trong tuần. Phiên cuối tuần, khối ngoại mua ròng về khối lượng (930 nghìn cổ phiếu) nhưng bán ròng về giá trị
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
- Tháng 5 sẽ IPO cảng biển lớn nhất miền Bắc. Tổng giá trị tài sản của cảng Hải Phòng là 4.320 tỷ đồng, bằng 201% so với tổng giá trị theo sổ sách. [Xem thêm]
- ĐHCĐ của Chứng khoán IVS đã bầu ông Nguyễn Duy Toại-Chủ tịch của công ty Nguyên Hà Á Châu (cổ đông lớn của IVS) làm Chủ tịch HĐQT. Đại hội cũng đã bầu Chủ tịch CK Tràng An vào HĐQT, thông qua tăng vốn lên 350 tỷ đồng [Xem thêm]
- VNM ETF loại HPG,chi khoảng 50 triệu USD để thêm vào MSN và PVT. Quỹ ETF này sẽ mua vào lượng cổ phiếu MSN-Masan Group trị giá hơn 40 triệu USD, tương ứng hơn 8 triệu cổ phiếu. [Xem thêm]
- Dù khối ngoại lâu nay "không thèm" để mắt tới KLS với tỷ lệ sở hữu cả năm vừa qua chưa từng quá 10% nhưng HĐQT vẫn trình ĐHCĐ chuyện nới room ngoại lên 65%. [Xem thêm]
- Cầu chờ mua cổ phiếu đạt kỷ lục 183,58 triệu cổ phiếu, gấp rưỡi dư bán (123,07 triệu cổ phiếu) ngày VnIndex lập đỉnh 4 năm rưỡi. [Xem thêm]
- SSI vừa công bố cắt duyên công ty liên kết, cổ đông lớn với HVG [Xem thêm]
- NIS sẽ huỷ niêm yết từ 18/03/2014 [Xem thêm]
- HOSE: Loại bỏ cổ phiếu VNI khỏi rổ chỉ số VNSmallcap [Xem thêm]
- Cách đây 7 năm. VnIndex lập đỉnh. Có những cổ phiếu có những mức giá mà hiện nay dù có “mơ” cũng không thể có được. [Xem thêm]
- Chứng khoán Sacombank (SBS) ra khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt [Xem thêm]
- Hancorp thất bại nặng trong đợt bán đấu giá cổ phần [Xem thêm]
Wednesday, March 12, 2014
Sách hay về thực tế và trải nghiệm trên TTCK
12 cuốn sách với những trải nghiệm thực tế trên TTCK sẽ làm sáng tỏ các khía cạnh chuyên sâu như chiến lược đầu tư ngược xu hướng, nghệ thuật bán khống...Thông qua loạt sách này, nhà đầu tư cũng sẽ có thêm hiểu biết về mô hình đầu tư phù hợp với tất cả (one fits all).
Top 10 Books, bạn nên đọc khi đầu tư tài chính
1. Currency War :
5 cuốn sách giúp NĐT thành công
Nếu bạn có ý định làm giàu từ việc đầu tư chứng khoán, có thể bạn sẽ muốn biết những nhà đầu tư tài ba trên thị trường đã làm thế nào, cuốn sách nào nên đọc để có thể rút ra những bài học quý giá.
Cây bút chuyên về thị trường chứng khoán Michael Sincere đã gợi ý 5 cuốn sách kinh điển thuộc diện “gối đầu giường” của hầu hết nhà đầu tư và có thể những kinh nghiệm trong đó sẽ giúp bạn thành công hơn trên con đường chinh phục “chứng trường”.
Sunday, March 9, 2014
Thông tin tài chính ngân hàng nổi bật tuần 3 – 8/3
- TGĐ Sacombank Phan Huy Khang cho biết SouthernBank đã xin sáp nhập vào Sacombank. Dự kiến ngân hàng sau sáp nhập sẽ mang tên Sacombank, xóa tên Phương Nam và có quy mô lớn thứ 5 trong hệ thống, sau Agribank, Vietcombank, Vietinbank và BIDV. Ông Phạm Hữu Phú, chủ tịch Sacombank, sẽ quay về Eximbank. Xem thêm
- Từ ngày 11/3 sẽ xử đại án lừa đảo hơn 2.000 tỷ của 3 ngân hàng VDB, OCB và NamABank. Trong vụ án này, Giám đốc VDB Đăk Lăk-Đăk Nông Vũ Việt Hùng sau nhiều lần được “lót tay” hậu hĩnh đã giúp sức cho một số DN chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng của 3 ngân hàng trên. Xem thêm
- Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối năm 2013, cả nước có hơn 66,2 triệu thẻ ngân hàng, tăng 11,92 triệu thẻ tương đương gần 22% so với cuối 2012. Xem thêm
- Câu chuyện thừa vốn, bí đầu ra buộc các ngân hàng phải dồn vốn vào mua trái phiếu Chính phủ (để giảm áp lực trả lãi vay cho người gửi tiền) một lần nữa đã lặp lại. Các chuyên gia cho rằng, ngân hàng đổ mạnh tiền vào trái phiếu cho thấy lối thoát cho tín dụng vẫn bế tắc. Xem thêm
- Thủ tướng yêu cầu, các NHTM cổ phần duy trì tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ ở mức không thấp hơn 65% vốn điều lệ, trừ Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Xem thêm
- Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét khả năng điều chỉnh giảm thêm mặt bằng lãi suất cho vay phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và lạm phát. Xem thêm
- Thông tư 02 về phân loại nợ sẽ được sửa đổi 4 nội dung. Nội dung được chú ý nhất dó là các NHTM chưa phải thực hiện quy định về việc TCTD phải điều chỉnh kết quả phân loại nợ theo kết quả phân loại nợ của Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) theo hướng cho phép các TCTD, chi nhánh NH nước ngoài cho đến ngày 31.12.2014. Xem thêm
Thông tin chứng khoán đáng chú ý tuần 03-07/3
Tổng quan giao dịch trong tuần
- VNIndex chốt tuần đạt 579,75 điểm, giảm 6,75 điểm so với chốt phiên giao dịch cuối tuần trước. Trong tuần, chỉ số có 2 phiên giảm (1 phiên giảm sâu) và 3 phiên tăng điểm
- HNX-Index có 2 phiên giảm, 3 phiên tăng trong tuần. Chốt tuần đạt 82,16 điểm, giảm 0,96 điểm so với cuối tuần trước.
- Khối ngoại trọn một tuần bán ròng trên HoSE với khối lượng bán ròng 23,7 triệu cổ phiếu, giá trị 470 tỷ đồng. Dòng tiền khối ngoại chuyển nhẹ sang HNX khi mua ròng hơn 1 triệu cổ phiếu trên sàn này.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
- Ngày 6/3/2014, Chính phủ ban hành Nghị quyết 15 về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Một trong những nội dung đáng chú ý là SCIC phải "gánh nợ" các khoản đầu tư vào bảo hiểm, ngân hàng của DNNN. [Xem thêm]
- SBT bị loại ra khỏi rổ chỉ số FTSE Vietnam ETF. Việc loại SBT không ảnh hưởng nhiều đến quỹ ETF cũng như thị trường do SBT là cổ phiếu nhỏ nhất chiếm chưa đến 1% tỷ trọng. [Xem thêm]
- Chỉ còn 20 ngày nữa, Vinamotor sẽ chính thức bán đấu giá cổ phần lần đầu. Hiện, doanh nghiệp vẫn chưa tìm ra đối tác chiến lược [Xem thêm]
- Thị trường đã và đang tạo cho những công ty chứng khoán bám trụ với thị trường cơ hội phát triển trở lại và đẩy mạnh thị phần môi giới. Có nhiều CTCK tuyển 5070 môi giới đợt tới. [Xem thêm]
- Công cy Cổ phần Chứng khoán Kenanga Việt Nam, Công ty Cổ phần Chứng khoán Á Âu và Công ty Cổ phần Chứng khoán Việt Quốc bị HoSE ngắt đường truyền. [Xem thêm]
7 thông tin kinh tế nổi bật tuần từ 03/03 - 07/03
Theo báo cáo của ngân hàng ANZ duy trì dự báo GDP Việt Nam 2014 ở 5,6%, Nhật Bản tiếp tục tài trợ 25 tỷ yen vốn ODA cho Việt Nam... là những thông tin nổi bật tuần qua
Bộ Tài chính yêu cầu DN không tăng giá xăng, sử dụng quỹ bình ổn 300 đồng/lít
Do giá xăng dầu thế giới gần đây tăng, các doanh nghiệp đầu mối đã xin tăng giá xăng nhưng không được chấp thuận.
Bộ Tài chính vừa có công văn số 2836/BTC-QLG ngày 6/3 về điều hành kinh doanh xăng dầu
Theo đó, Bộ Tài chính cho biết, căn cứ vào các văn bản hiện hành về kinh doanh xăng dầu; diễn biến giá xăng dầu thế giới trong thời gian gần đây và đăng ký giá của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối.
Trên cơ sở nguyên tắc tính toán giá cơ sở theo các quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP, Thông tư số 234/2009/TT-BTC thì chênh lệch giữa giá bán hiện hành và giá cơ sở bình quân 30 ngày từ ngày 04/02/2014 đến ngày 05/3/2014 các mặt hàng xăng dầu như sau:
Giá xăng Ron92 đang thấp hơn giá cơ sở 519 đồng/lít; giá dầu diesel thấp hơn 173 đồng/lít; giá dầu hỏa thấp hơn 336 đồng/lít và giá dầu mazut cao hơn giá cơ sở 33 đồng/kg.
Bộ cũng yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối chưa tính đủ lợi nhuận định mức trong giá cơ sở đối với mặt hàng xăng, dầu hỏa (tạm tính 100 đồng/lít).
Về Quỹ Bình ổn giá: cho phép các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối được sử dụng Quỹ Bình ổn giá để bù đắp mức chênh lệch giữa giá cơ sở cao hơn giá bán hiện hành. Cụ thể, mặt hàng xăng được sử dụng: 300 đồng/lít.; mặt hàng dầu điêzen được sử dụng: 170 đồng/lít; mặt hàng dầu hỏa được sử dụng: 110 đồng/lít.
Việt Nam thuộc top 5 nước xuất khẩu tôm lớn nhất vào Mỹ
Theo số liệu của Cục Hải quan Mỹ cho thấy, Việt Nam xuất khẩu được 59.534 tấn tôm sang Mỹ trong năm 2013, tăng 46% so với năm 2012. Với khối lượng xuất khẩu này, Việt Nam chiếm 11,7% thị phần nhập khẩu tôm của Mỹ năm 2013 và đứng vị trí thứ 5 trong số các quốc gia xuất khẩu tôm nhiều nhất vào Mỹ, bằng với vị trí của năm trước đó.
Ấn Độ đã vươn từ vị trí thứ 4 trong năm 2012 lên vị trí thứ nhất trong số các nước xuất khẩu tôm vào Mỹ năm 2013. Trong khi đó, xuất khẩu tôm của Thái Lan giảm mạnh 38% xuống gần 84.000 tấn, nên nước này lùi xuống vị trí thứ 2. Indonesia chuyển từ vị trí thứ 4 lên vị trí thứ 3 với khối lượng tôm xuất khẩu sang Mỹ đạt hơn 81.000 tấn, tăng 9% so với năm 2012.
Tính chung cả năm 2013, Mỹ nhập khẩu tổng cộng 57.383 tấn tôm, giảm 4,9% so với năm 2012.
Ngân hàng ANZ duy trì dự báo GDP Việt Nam 2014 ở 5,6%
Báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam của Ngân hàng ANZ nhận định, Việt Nam tiếp tục hưởng lợi từ nhu cầu bên ngoài, dù tiêu dùng nội địa thấp.
Ngân hàng ANZ duy trì dự báo tăng trưởng GDP cho năm 2014 là 5,6% và năm 2015 là 5,8% nhờ sự cải thiện chậm nhưng ổn định. ANZ điều chỉnh giảm dự báo lạm phát 2014 xuống mức trung bình 7,0 - 7,5%.
Theo ANZ, vị thế bên ngoài của Việt Nam vẫn mạnh mẽ trong tháng 2. FDI tiếp tục là chỗ dựa vững chắc của nền kinh tế. Trong năm tính tới ngày 20/2, đã có 122 dự án mới cấp phép với tổng giá trị 830,9 triệu USD vốn đăng ký. Ngoài ra, 41 dự án đang triển khai nhận được thêm 708,8 triệu USD vốn, nâng tổng vốn FDI hút về lên 1.539,7 triệu USD. FDI thực hiện tăng 6,67% theo năm lên 1.120 triệu USD.
Lĩnh vực sản xuất vẫn là đối tượng thụ hưởng chính với 625 triệu USD. Các doanh nghiệp Hàn Quốc vẫn là nguồn FDI hàng đầu, hỗ trợ quan điểm của ANZ cho rằng sản xuất liên quan tới xuất khẩu vẫn mạnh mẽ trong trung hạn. Lĩnh vực bất động sản đứng thứ hai với 156 triệu USD. Mức thâm hụt thương mại quốc tế giảm 244 triệu USD.
Nhật Bản tiếp tục tài trợ 25 tỷ yen vốn ODA cho Việt Nam
Ngày 5/3/2014 vừa qua, Việt Nam chính thức nhận khoản ODA vốn vay tài khóa 2013 trị giá 25 tỷ yên (tương đương khoảng 5.075 tỷ đồng).
Cụ thể, khoản ODA vốn vay nói trên được cung cấp để giúp Chính phủ Việt Nam triển khai 2 chương trình trọng điểm, bao gồm Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC) chu kỳ IV với số vốn 10 tỷ yen, Chương trình hỗ trợ quản lý kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh 2 (EMCC 2) với số vốn 15 tỷ yen.
Ông Hiroshi Fukada cho biết, khoản vốn ODA này nằm trong chương trình hỗ trợ Chính phủ Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, thông qua khoản ODA vốn vay nêu trên, Chính phủ Nhật Bản cũng cung cấp ODA vốn vay hỗ trợ ngân sách cho Chính phủ Việt Nam nhằm nâng cao quản lý và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu, xóa đói giảm nghèo.
PMI tháng 2 giảm nhẹ, đạt 51 điểm
Theo Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam phối hợp cùng với công ty Markit Economics công bố Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất tại Việt Nam trong tháng 2/2014.
Theo đó, chỉ số PMI toàn phần được điều chỉnh theo mùa - một chỉ số tổng hợp được tạo ra nhằm khái quát các điều kiện hoạt động của ngành sản xuất tháng 2 đã giảm nhẹ từ 52,1(tháng 1) xuống còn đạt 51 điểm. Tuy nhiên, kết quả này vẫn cho thấy một sự cải tiến các điều kiện hoạt động trong lĩnh vực này.
Tốc độ tăng trưởng trong sản xuất tiếp tục được duy trì, nhưng tăng trưởng thấp nhất kể từ tháng 10/2013. Sản lượng tăng vì số lượng đơn đặt hàng mới tăng.
Đơn đặt hàng mới đã tăng tháng thứ 5 trong vòng 6 tháng qua. Các thành viên nhóm khảo sát cho biết nhu cầu của khách hàng đã tăng lên. Tuy nhiên, đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm trong tháng, sau khi tăng khiêm tốn trong tháng 1/2014.
Việc làm mới tăng chậm hơn. Lượng công việc tồn đọng đã giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2013. Hoạt động giao hàng hoá cho khách hàng đã làm giảm đáng kể tồn kho hàng hóa sau sản xuất tại các công ty sản xuất của Việt Nam. Tốc độ giảm hàng tồn kho là nhanh nhất kể từ tháng 4/2011.
Trong tháng 2, chi phí đầu vào cũng đã tăng lên do thiếu hụt nguồn cung, tuy nhiên, giá đầu ra vẫn được giữ ổn định.
Đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Theo đó, Chính phủ giao các bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng thành viên các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty các doanh nghiệp Nhà nước quán triệt và làm tốt công tác tư tưởng theo các nghị quyết, kết luận của Đảng về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước.
Bên cạnh đó, căn cứ Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2011-2015 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý xây dựng kế hoạch, tiến độ cổ phần hóa (bao gồm cả mốc thời gian cho từng bước công việc) trình cơ quan quyết định cổ phần hóa phê duyệt để thực hiện; xây dựng kế hoạch, tiến độ thoái vốn đã đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính (trừ những trường hợp đặc biệt theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.
Kiên quyết thay thế lãnh đạo DN thực hiện cổ phần hóa DNNN không có kết quả
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ, Chủ tịch Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi phụ trách.
Kiên quyết thay thế, điều chuyển lãnh đạo doanh nghiệp chần chừ, không nghiêm túc thực hiện, thực hiện không có kết quả tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và nhiệm vụ chủ sở hữu giao trong quản lý, điều hành doanh nghiệp.
Hồng Vân
Theo Trí Thức Trẻ
Thấy gì từ những đợt sóng “ngầm” trên thị trường chứng khoán?
Những đợt sóng “ngầm” trên thị trường chứng khoán tuần qua xuất hiện nhiều trong nhóm các cổ phiếu vốn hóa nhỏ hoặc siêu nhỏ, thanh khoản thấp.
Trong khi đó các cổ phiếu vốn hóa lớn, được xem là dẫn dắt lại có mức tăng giá khá trì trệ và phần lớn là giảm.
Hiện tượng này có thể làm thất vọng những nhà đầu tư nắm giữ các cổ phiếu blue-chips và đang mong đợi một sóng tăng mới. Thực ra sự thay đổi trong lớp cổ phiếu tăng giá như vậy phản ánh một quy luật xưa cũ trên thị trường: Ở chu kỳ tăng giá đã đến giai đoạn thoái trào, khi dòng vốn lớn nghỉ ngơi, dòng tiền năng động và mang tính ngắn hạn bắt đầu có đất “diễn”.
Saturday, March 8, 2014
Friday, March 7, 2014
Ở VN 'giàu bị ghét, nghèo bị khinh, thông minh bị diệt'
Ở VN 'giàu bị ghét, nghèo bị khinh, thông minh bị diệt'
Tàu ngầm tự chế của doanh nhân Thái Bình chưa ra biển đã bị chê bai, trực thăng tự chế chưa bay lên đã bị cười cợt...
Nếu bây giờ nhắc lại chuyện Flappy Bird, có người sẽ nói tôi “nhạt”. Nhưng chắc chắn đây là ví dụ điển hình nhất cho “giàu thì ghét mà thông minh thì bị đố kỵ”. Vừa qua, một tờ báo nổi tiếng thế giới đã đưa ra số liệu, 30% ứng dụng mới trên iPhone đều ăn theo Flappy Bird, chúng ta mới nhận ra rằng một tài năng đã "chết" oan ức như thế nào.
Monday, March 3, 2014
Triệu phú 26 tuổi bày cách làm giàu
Jack Delosa từng bỏ dở đại học năm 18 tuổi, kinh doanh thất bại và ngập chìm trong nợ.
Nhưng hiện anh đã thành triệu phú ở tuổi 26 và là một trong những doanh nhân trẻ được chú ý nhất Australia.
Gần đây, Delosa phát hành cuốn sách có tên Unprofessional, trong đó anh tiết lộ bí quyết thành công chính là làm những việc người khác cho rằng bạn không nên làm. Dưới đây là những lời khuyên về khởi nghiệp được Delosa chia sẻ trên News.com.au.
Sunday, March 2, 2014
Những sai lầm khiến tỷ phú Internet ân hận nhất
TTO - Năm 2001, tôi phạm một sai lầm khi nói với 18 cộng sự thân thiết nhất của mình rằng vị trí cao nhất họ có thể đạt được chỉ là những vị trí quản lý bậc trung. Các vị trí cấp cao sẽ phải thuê từ bên ngoài.
Nhiều năm trôi qua, những người tôi thuê về công ty đã phải ra đi, trong khi đó những người mà tôi đã từng nghi ngờ về khả năng của họ thì lại trở thành Phó Tổng giám đốc hoặc Giám đốc.
Subscribe to:
Posts (Atom)