Có
bao giờ bạn tự hỏi hoặc gặp những tình huống như sau:
Tại sao chúng ta thường thua lỗ khi đầu tư tài chính, chẳng phải mình rất giỏi sao…CFA, CMT…Bằng này, bằng nọ đủ cả…Quái!
hay tại thị trường không hiểu mình hay số mình “đen”?
Tại sao tôi lại ngu ngốc bán đi cổ phiếu đang có chút lãi mà tháng sau nó lại tăng giá gần như gấp đôi trong khi lại
ngu ngốc ôm mấy cổ phiếu lỗ và tiếp tục tạo “lỗ”? Đáng ra tôi phải bán tống nó đi cho rảnh nợ….
Ôi trời ơi, tôi thật ngu ngốc! Tại sao tôi lại tin lời Lê Văn Dũng đi mua cổ phiếu DVD (Dược Viễn Đông) (Thú thực tôi đã rất ấn tượng với cam kết của ông ta về lợi nhuận năm 2010 (“nếu không đạt kế hoạch, tôi sẽ lấy tiền túi bù vào-Lê Văn Dũng”) và mua DVD, điều góp phần rất lớn vào công cuộc “đốt cháy tài khoản” vào năm thảm bại này)…
Ồ Không! Thực ra không phải mình tôi…Cả đám dân phân tích sừng sõ bị mắc lừa ấy chứ…Toàn chuyên gia danh tiếng ở mấy CTCK hàng đầu không….Vui rồi, thực ra mình vẫn rất tài giỏi…chỉ là sơ sẩy thôi…Mà sự cố toàn thị trường ấy mà…Cơ bản là mình vẫn “Rất Tuyệt vời” ( Con người sinh ra rất giỏi biện hộ cho sai lầm của mình). …
Mới cách đây ít hôm, ngồi nhậu lai rai với mấy ông bạn chứng khoán.
Ông nào cũng hí hửng.
Đợt sóng rồi tao
vô
đúng đáy…Rồi khoe một loạt thành tích mã HHS, mã BID, Mã VCB…Cú nào cũng ngon cả…Nói chung, nhậu một hồi trộm nghĩ: “Giỏi thật, sao mình chẳng bằng người ta”….Hình như người ta thống kê sai rồi…Người
nào cũng thắng…Sao lại chỉ có 5% nhà đầu tư thắng lợi và đến.95%
là thua lỗ…
“Thật Tuyệt vời, không thể tin được”…Tôi đã thắng liên tục trong
suốt 3 tháng qua…Tôi thật tài giỏi…Tài
khoản của tôi về cơ bản đã tăng được…vài chục phần trăm….Phải chơi cú lớn mới được…Tài
năng mình không ai có thể sánh kịp! Soros á, Warren Buffet á…Chuyện nhỏ….Vietnam Got Talent là tôi….[Kết quả sau đó: Oh!
Shit!!!! Sao lại cháy cái tài khoản được nhỉ!]
…..và hàng trăm câu chuyện……
Nhiều học giả luôn gieo vào đâu chúng ta: Chúng ta là những người đầy lý trí, quyết định mọi việc một cách có tính toán cẩn thận”. Con người là vị kỷ và hành động một cách
hợp lý vì lợi ích của mình.
Điều
này cũng đúng trên thị trường tài chính. Rất nhiều người vẫn cho rằng, các quyết
định đầu tư của họ trên thị trường tài chính được suy tính một cách hợp lý. Họ
luôn cho rằng, mình đã tính toán một cách đẩy đủ các thông tin như tài năng ban lãnh đạo doanh nghiệp,
các yếu tố vĩ mô, đánh giá thị trường
tiêu thụ sản phẩm, tình hình nhân lực, thậm chí cả những thông
tin nội gián có được….Nhưng các nhà tâm lý học hành vi đã chỉ ra rằng: NIỀM TIN CỦA BẠN HOÀN TOÀN SAI LẦM.
Tài
chính hành vi (Behavioral finance) là một ngành khoa học có nhiều bước phát triển
mạnh mẽ từ thập niên 80 đặc biệt sau khi Daniel Kahneman và Amos Tversky đưa ra thuyết triển vọng (“prospect theory). Sau cuộc khủng hoảng 2008, tài chính hành vi được giới học giả, các nhà đầu tư chú ý đến vì những lý giải rất thực tế về
các quyết định của con người trong thế giới thực và trên thị trường tài chính.
Những
phân tích bên dưới sẽ chỉ ra cho bạn thấy, thực ra chúng ta dựa vào rất nhiều cảm
xúc, và những yếu tố chủ quan khi đưa ra quyết định đầu tư. Chính những trực
giác sai lầm này là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các trader và investor. Và muốn thành công, bạn phải khắc phục đến mức tối đa những suy nghĩ mang tính chất bản năng của con người. Tôi cho
rằng, những nhà đầu tư lão luyện và thành công là vì họ biết khắc phục những
khuyết điểm của con người.
Sau
nhiều năm đầu tư và trải nghiệm, thú thực mà nói rằng: “Tài chính hành vi”
là môn khoa học hấp dẫn và hữu ích nhất trong các môn học mà tôi được học trong suốt 4 năm Đại Học. Phần lớn các môn học của tôi trên giảng đường đều hiếm khi được tôi sử
dụng đến. Đáng tiếc thay, tôi chỉ có đúng 4 tiếng đồng hồ để học về “tài chính
hành vi”. Tất nhiên, tôi rất mơ hồ về nó.
Cho đến năm 2009, khi tôi tình cơ đọc được cuốn sách “Mô thức mới về thị trường tài chính” của nhà đầu tư huyền thoại George Soros, tôi mới “choàng tỉnh”. Lần đầu tiên, tôi mới biết rằng, con người có rất nhiều quyết định đầu tư vô lý. Phần lớn các quyết định đầu tư của con người là sai lầm. Ý niệm mới mẻ này đã làm thay đổi cuộc đời tôi. Tôi tập trung nghiên cứu về các môn khoa học về tâm lý như: Phân tích kỹ thuật, tài chính hành vi, chiêm tinh học và cả chiêm tinh tài chính.
Những phân tích sau đây mô tả về những vấn đề của con người trong việc ra quyết định. “Tài chính hành vi” có được sự hấp dẫn vì nó đề cập đến một vấn đề rất trực tiếp của các nhà đầu tư đó là: “TÂM LÝ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ”. Nó là môn khoa học về việc ra quyết định trong khi chúng ta phải luôn đối với mặt với việc đưa ra hàng trăm quyết định trong cuộc sống lẫn đầu tư.
Muốn thành công thì trước
hết phải nhận ra các sai lầm. Tôi sẽ chỉ ra một loạt các ảo tưởng mà chúng ta mắc
phải khi đưa ra quyết định đầu tư.
Cảm xúc là nguyên liệu cho cuộc sống nhưng là kẻ thù trong đầu tư
Cảm xúc và lý trí: Cảm xúc và tâm lý ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình ra quyết định. Các nhà tâm lý học đã xác nhận: cảm xúc là kết quả phản hồi từ các điều kiện tiến hóa. Nghĩa là tiến hóa đã mang lại cho trạng thái cảm xúc. Cảm xúc bao gồm cả ba khía cạnh: nhận thức, sinh lý và tiến hóa. Nhận thức này có vẻ khó khăn và lạ lẫm đối với cho nhiều người nên tôi muốn làm giải thích rõ hơn như sau.
Theo thuyết tiến hóa của Darwin, sự tồn tại của loài là kết quả của sự thích nghi. Nếu loài không thích nghi được với những biến đổi mang tính chọn lọc của tự nhiên, loài sẽ tuyệt chủng. Bản thân con người trải qua quá trình tiến hóa và tồn tại được là nhờ khả năng thích nghi. Cảm xúc con người cũng vậy. Nó được tiến hóa để bảo đảm sự sống còn của loài người. Lấy ví dụ, loài người trong quá trình sống trong tự nhiên sẽ đối mặt với nhiều nguy hiểm rình rập từ những kẻ săn mồi, đồng loại thậm chí cả thức ăn, tai nạn…Điều này đòi hỏi quá trình phản ứng nhanh và tức thì. Đơn giản chúng ta không thể ngồi đó mà suy nghĩ xem: con hổ này có tấn công chúng ta hay không? Rủi ro là gì? Hoặc con hổ nay đang tập trung vào đâu?… Cảm xúc được tự nhiên thiết kế để đáp ứng nhu cầu này. Chỉ cần thoáng thấy một bóng dáng của con hổ, ngay lập tức cơ thể có những phản ứng sinh học như toát mồ hôi hột, hoặc chân tay tê cứng, nhịp tim đập nhanh…và cảm giác sợ hãi này nhanh chóng yêu cầu: “Hãy thoát khỏi đây ngay lập tức”. Cảm xúc đã tạo ra quá trình mang tính tư duy này một cách nhanh chóng. Con người sẽ không thể tồn tại nếu thiếu cảm xúc. Bộ não người đã được tiến hóa để tạo ra nhiều cảm xúc trước những điều kiện khác nhau nhằm bảo đảm khả năng sinh tồn của con người.
Trong cuộc sống, chúng ta có vô số các ví dụ để chứng minh điều này. Một người lính cứu hỏa khi xông vào ngôi nhà để dập tắt đám cháy. Bỗng dưng, nhờ một trực quan nào đó mà chúng ta có thể tạm gọi là “giác quan thứ 6”, anh ta hét lớn yêu cầu tất cả mọi người thoát ra khỏi nhà. Mọi người thoát ra và ngay lập tức sàn nhà nơi mọi người vừa đứng liền đổ sụp xuống. Sau này, Anh ta giải thích anh ta có cảm giác hơi nóng bất thường nơi anh ta đứng và cảm thấy không an toàn. Anh ta cũng không rõ điều này là gì nhưng trực giác mách bảo có sự nguy hiểm và rút lui. Thực ra, cảm giác này cũng là quá trình rèn luyện trong suốt sự nghiệp cứu hỏa của anh ta. Việc liên tục đối mặt với các rủi ro đã tôi luyện cho họ một cảm giác nhạy bén về các nguy cơ rủi ro gặp phải.
Hoặc
ví dụ như một cao thủ cờ vua chỉ liếc nhìn qua bàn cờ có thể nhận xét: “quân đen sẽ thắng sau 5 nước cờ”. Đây cũng được gọi là một trực giác mang tính chất nghề nghiệp.
Để làm điều này, các cao thủ cờ vua phải
tôi luyện mình. Họ phải trải qua nhiều giờ đấu cờ và điều đó mang lại cho họ một
tư duy nhanh chóng. Khi họ nhìn thấy các quân cờ, trong đầu họ bất ngờ xuất hiện
các cảm giác về thế cờ và các nước cờ tiếp theo.
Một ví dụ rõ ràng nhất là trong bóng đá. Bạn luôn nghe thấy, cảm giác bóng đó là một yếu tố cần phải có đối với một
tiền đạo. Tôi đã nhiều
lần thấy Ronaldo
(số 9 của Brazil) đánh gót bật tường cho đồng đội hoặc tung ra các cú
sút thành bàn mà không
cần quan sát cầu môn ở đâu. Cảm giác chính là câu trả lời. Thông qua nhiều
giờ rèn luyện và phẩm chất kỹ
thuật của mình, Ronaldo, thần tượng của tôi, có những tuyệt phẩm.
Những ví dụ trên để cho thấy, cảm xúc là một yếu tố quan trọng. Không giống như nhiều người nghĩ, cảm xúc là xấu. Thực ra, nó là món quà của tạo hóa. Sự tiến hóa của con người đã mang lại nhiều cảm xúc phức tạp để giúp con người tồn tại và phát triển. Vì vậy đôi khi bạn phải tin vào trực giác và cảm xúc mách bảo.
Trong kinh doanh, đôi khi các nhà khởi nghiệp không thể cầu toàn, ngồi phân tích kỹ thị trường, thị hiếu, rủi ro kinh doanh, vốn liếng…mà cần phải mạo hiểm. Richard Branson có câu nói rất nổi tiếng: “Mặc kệ nó, làm tới đi”. Đôi khi các doanh nhân cần phải khởi nghiệp vì họ có cảm giác sẽ thành công hoặc tự tin sẽ thành công (tự tin hoặc lạc quan cũng là một phần của cảm xúc). Jim Collins, trong cuốn sách “Xây dựng để trường tồn” đã nhận thấy, phần lớn các doanh nhân nổi tiếng như Henry Ford, Bill Gate, Steven Jobs… đơn thuần: “Làm trước, tính sau”…Cảm giác hoặc đơn thuần là niềm đam mê (Tôi thích và tôi làm) khiến họ khởi nghiệp chứ không phải những suy tính cẩn trọng hoặc một chiến lược cụ thể.
Tuy
nhiên, cần cảnh giác với vấn đề cảm xúc. Cảm xúc là một phần không thể thiếu
trong quá trình con người ra quyết định nhưng cần phải chế ngự nó. Không thể hoàn toàn dựa vào cảm xúc. Kahneman đã giải thích
rằng, cảm xúc phần lớn rất tốt cho con người trong nhiều trường hợp
trong thể thao, nghề nghiệp mang tính chất lao động chân tay, hoặc một số công
việc mang tính chất tư duy như khoa học, cờ vua nhưng nên thận trọng với cảm
xúc trong vấn đề kinh doanh và ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH.
Sự thực là bộ não của con người vẫn chưa theo kịp với những vấn đề kinh doanh và tài chính. Nó được tiến hóa để thích nghi với nhiều rủi ro tự
nhiên và các vấn đề mang tính chất xã hội hơn là trong kinh doanh. Tôi cũng
không rõ liệu có hay không cái gọi là “Trực giác đầu tư”. Nghĩa là ngay lập
tức, chúng ta cảm thấy nên bán chứng khoán vì chợt nhận thấy khả năng giá sẽ giảm
hoặc rủi ro giá sẽ giảm. Hoặc mua chứng khoán vì…có cảm giác giá sẽ tăng.
Kahaneman
giải thích rằng, cảm xúc và trực giác có thể rèn luyện được như trường hợp của
anh lính cứu hỏa, cao thủ cờ vua hoặc ngôi sao bóng đá. Nhưng điều này chỉ diễn
ra khi các trường hợp biến đối trong tương lai không quá nhiều. Ví dụ như một cầu
thủ sút bóng ở vị trí ngoài khu vực cấm địa. Sau nhiều lần sút, bóng thường bay vọt trên trời. Anh ta có thể điều chỉnh lực chân hoặc sự tiếp xúc với bóng trong
mu bàn chân để cho bóng đi vào cầu môn. Về cơ bản, đây
là quá trình có thể rèn luyện được và nó sẽ mang lại cho anh ta cảm xúc với
trái bóng.
Tuy nhiên, thị trường tài chính là nơi không phù hợp cho điều này. Có vô số các yếu tố tác động đến thị trường tài chính mà nhà đầu tư không thể nào lường hết. Do đó, Kahneman khuyên mọi người nên cẩn trọng với trực giác trong đầu tư. Thật khó để tưởng tượng ra một nhà giao dịch có thể đạt đến siêu phàm: “Tôi có cảm giác giá sẽ giảm”
Bản chất con người là lười suy nghĩ
Có vấn đề đối với hai khía cạnh cảm xúc và lý trí trong bộ não của
con người. Tâm lý học tạm gọi cảm
xúc như là hệ thống 1 và lý trí như là hệ thống 2 để tiến hành phân tích và đánh giá về ảnh hưởng của hai khía cạnh đến
việc ra quyết định. Kahneman nhận xét:
Các nhà tài chính hành vi đã phát hiện ra rằng, thực chất con người không duy lý như bạn nghĩ. Nghĩa là hệ thống 2 rất lười vận động trong khi hệ thống 1 thì luôn chạy hết công suất. Ngay từ khi bạn mở mắt cho đến khi đi ngủ, hệ thống 1 luôn vận hành. Thậm chí, khi hệ thống 2 hoạt động, nó cũng can thiệp vào. Nó thường dựng ra những câu chuyện mà bạn tin rằng, nó là đúng (hệ thống 2 nghĩ hệ thống 1 đúng và không can thiệp hoặc phân tích kỹ).
Để
làm điều này, hệ thống 1 hoặc cảm xúc có khuynh hướng tạo ra những cảm giác dễ
chịu và khéo léo đánh lừa hệ thống 2. Hay nói cách khác, cảm xúc có thể đánh lừa
hoặc nói dối với chúng ta. Càng nguy hiểm hơn, cảm giác còn lôi kéo lý trí và biến thành
niềm tin và thái độ. Điều này khiến cho chúng ta không muốn suy nghĩ kỹ hơn vì nghĩ rằng nó là đúng (gọi
là tư duy theo lối mòn).
Đây chính là vấn đề của quá trình tiến hóa. Những nhu cầu của tự nhiên khiến con người muốn nhanh chóng đưa ra các kết luận hơn là phải ngồi lâu suy nghĩ. Con người thích nhảy tắt đến các kết luận (short cut) hoặc tìm ra câu trả lời thay thể (heuristics). Đây chính là hệ quả của hệ thống 1. Có một thuật ngữ chuyên môn ở đây: “Heuristics”. Tôi thường tạm dịch nó sang tiếng việt là “Tự nghiệm” (một số sách thì dịch nó thành là “Suy Nghiệm”). Heuristic là thế này. Bạn thường tìm ra một câu trả lời cho một câu hỏi đơn giản thay thế hơn thay vì trả lời trực tiếp câu hỏi. Nói cách khác, não bộ con người có khuynh hướng đơn giản hóa câu hỏi và tự tạo ra câu hỏi dễ hơn.
Ví dụ như: Khi được hỏi về “Bạn có cảm thấy hạnh phúc gần đây hay không?”…Trong đầu bạn sẽ xuất hiện hàng
loạt câu hỏi như “tháng trước mình có hẹn hò nhiều lần không”. Ở
đây là sự đơn giản hóa. Vì chúng ta nghĩ rằng, hẹn hò nhiều lần là dấu hiệu của
sự hạnh phúc.
Chúng ta có thể tìm thấy vô số ảnh hưởng
của tự nghiệm trong đầu tư. Ví dụ, chúng
ta có khuynh hướng đầu tư
vào công ty mà bạn thấy có ấn tượng với ban tổng giám đốc hoặc đơn giản vì bạn
thấy thích thú với sản phẩm của công ty. Bạn vừa tham gia vào triển lãm sản phẩm
xe hơi và ban thấy thích thú với mẫu xe hơi mà công ty vừa mới tung ra….Bạn nói
rằng: “đây là những gã biết làm xe hơi, các mẫu xe rất tuyệt” Bạn mua cổ phiếu
công ty đó là vì bạn thấy thích thú với mẫu xe hơi này chứ không phải vì bạn
đánh giá đây là cổ phiếu tốt. Nếu bạn là người
duy lí, bạn phải thực hiện một loạt các đánh giá về khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm của công ty, môi trường vĩ mô, tình hình nhân lực…và
hàng trăm nhân tố khác. Hoặc bạn phải đánh giá cổ phiếu có đang được giao dịch
dưới giá trị thực hay không? Hoặc nếu như bạn là người đầu tư theo trường phái
kỹ thuật thì phải nghiên cứu đồ thị giá của nó.
Hay ban giám đốc tạo ra một ấn tượng về khả năng hiểu biết của họ. Chúng ta thường có khuynh hướng
đánh giá sai lầm rằng, một giám đốc có am hiểu về chuyên môn hoặc thị
trường sẽ lãnh đạo tốt một công ty. Điều này không hoàn toàn đúng. Lãnh đạo một
doanh nghiệp không đơn thuần chỉ vào kiến thức nghề nghiệp mà còn tài năng quản
trị nhân lực và tài chính….Hãy quan sát một chút…Một cầu thủ giỏi chưa chắc đã
là huấn luận viên giỏi.
Có một yếu tố gọi là “hiệu ứng hào quang”. Thông thường, nhiều nhà đầu tư vướng bẩy vì thấy vẻ đẹp sang trọng nơi doanh nghiệp làm việc. Một doanh nghiệp bất động sản có trụ sở tại Q1-Sài Gòn có vẻ như là thành đạt và tốt hơn một doanh nghiệp có trụ sở ở tỉnh lẻ. Tôi đã nghe kể về một số phi vụ phát hành cổ phiếu riêng lẽ cho một số nhà đầu tư. Một số công ty đã đánh lừa nhà đầu tư bằng cách thuê trụ sở làm việc thật đẹp, xe sang đưa đón và kể cả…Chân dài bám sát…Điều này khiến nhà đầu tư nghĩ rằng, doanh nghiệp đang ăn nên làm ra. Thực ra, tất cả đều là đi thuê nhằm đánh lừa các nhà đầu tư. Con người rất dễ bị các hình ảnh hào nhoáng bên ngoài đánh lừa và đây là khe hở cho nhiều người lợi dụng.
(Hiệu ứng hào quang xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống. Ví dụ: Trước khi thưởng thức giọng hát, chúng ta thường kỳ vọng một ca sĩ với vẻ ngoài xinh đẹp sẽ hát hay hơn người kém nhan sắc. Bài luận của một cô nàng xinh đẹp thường được chấm điểm tốt hơn. Và thực tế là: Những người có ngoại hình đẹp, lương thường cao hơn.
Tự
nghiệm ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng dự báo của nhà đầu tư. Nhà đầu tư thường
lấy kết quả quá khứ để dự báo tương lai. Công ty vừa có 3 năm liên tục doanh số
tăng trưởng cao, và bạn thường lấy bình quân 3 năm để có mức dự báo tiếp theo.
Đây là phương pháp mà rất nhiều
nhà phân tích vẫn thường
hay làm. Điều này
là không đúng, việc công ty liên tục tăng trưởng cao trong một thời gian dài có
thể gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ đối thủ. Hoặc có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng
đến như sự xuất hiện của sản phẩm mới.
Hoặc công ty của bạn vừa mới có một CEO thành công từ một công ty trong ngành.
Vị CEO này đã chèo lãi
công ty cũ rất thành công. Bạn cũng dễ tin rằng, vị CEO này sẽ tiếp tục thành
công ở công ty mới.
Những phân tích ở trên phần nào cho thấy, con người bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cảm xúc khi đưa ra quyết định. Con người kinh tế thực sự đã tuyệt chủng khi con người tiến hóa từ loài dã nhân như cách nói của Michael Shermer. Bộ não con người được tiến hóa để xử lý những vấn đề mang tính cảm xúc chứ không phải tính toán. Nghĩa là, con người sẽ có cảm xúc với các vấn đề mang tính đạo đức như tốt hoặc xấu, thiện và ác hơn là với tư duy về toán học. Cảm xúc dễ khơi dậy và dễ bị kích thích hơn là lý trí
.....
[Còn tiếp]
Chuyện
phiếm ngoài lề:
Quả thực, các đại văn hào là những người rất giỏi trong vấn đề khơi dậy cảm xúc. Bằng cách sử dụng các thuật
ngữ có tính chất thôi miên, người ta có thể kích dậy cảm xúc trong con người. Ví dụ nhé. Khi mô tả về hai người
như sau và bạn được hỏi ai là người thân thiện hơn:
(A) Thông minh-chăm chỉ- bướng bỉnh- cứng đầu và (B) Cứng đầu, bướng bỉnh, chăm chỉ, thông minh.
Phần lớn mọi người sẽ chọn A vì cho rằng sự cứng đầu trong một người thông minh là bản chất của người hay suy nghĩ. Nhưng thông minh trong người cứng đầu là biểu hiện của nham hiểm.
Nếu
bạn để ý cách thuyết trình của Steven Jobs, các từ ngữ “tuyệt vời”, “rất hay”,
“thật ưu việt”, “tốt quá”… thường được sử dụng với tần suất lớn nhằm tạo ra cảm
xúc thân thiện với sản phẩm của Apple. Gần đây, Nguyễn Tử Quảng, khi giới thiệu
sản phẩm điện thoại B-Phone
với một phong
cách quần Jean-Áo
thun như Steven Jobs, màn
hình giới thiệu tối giản như của Steven Jobs, và một câu nói thường được lặp lại:
“THẬT TUYỆT VỜI, KHÔNG THỂ TIN NỔI” thường được xuất hiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Tư duy nhanh và chậm”, Daniel
Kahneman, 2011.
2. “Tài chính hành vi”, Lucy F.Ackert
và Richard Deaves,
2013 (bản dịch tiếng Việt)
3. “Sự Tuyệt Chủng của con người Kinh tế”, Michael Shermer,
2008
4. “Lẽ phải của Phi Lý Trí”, Dan Ariely,
2010.
5. “Mô Thức Mới của Thị Trường Tài Chính”,
George Soros.
No comments:
Post a Comment