- Khái niệm về xã hội mở dựa trên sự hiểu biết của chúng ta về thế giới là không hoàn hảo một cách cố hữu --> chúng ta thừa nhận tính có thể sai lầm của mình --> cải thiện hiểu biết của chúng ta về thực tế mà không bao h đạt tới sự hoàn hảo --> xã hội mở cải thiện không bao h kết thúc và không bao h đạt tới sự hoàn hảo.
- Tri thức liên quan đến sự thực mà các sự kiện mà các quyết định của chúng ta liên quan đến lại không phải là sự thực, chúng nằm trong tương lai và phụ thuộc vào các quyết định hiện tại của chúng ta.
- Trong khoa học xã hội mối quan hệ giữa tư duy và thực tại mang tính phản thân còn trong khoa học tự nhiên thì thực tại xảy ra không ảnh hưởng bởi tự duy nên tính phản thân không đúng trong khoa học tự nhiên.
Lý thuyết tương hợp về chân lý
-Tri thức bao gồm các tuyên bố đúng, các tuyên bố là đúng khi và chỉ khi chúng tương ứng với các sự thật.
- Các triết gia đi trước thì quan niệm giữa tư duy và thực tại là mối quan hệ 1 chiều. Lý trí tìm kiếm tri thức một cách tích cực, còn thực tại thì thụ động chờ tìm thấy.
- Soros luôn cho rằng tư duy và thực tại luôn có quan hệ 2 chiều trong khoa học xã hội.
- Ng tham gia có tư duy tìm cách hiểu tình huống mà trong đó họ tham gia: Hàm thụ động hay hàm nhận thức. Mặc khác họ tham gia tình huống họ tìm cách hiểu: Hàm chủ động, hàm tham gia.
==> Biến số độc lập của hàm này là biến số phụ thuộc của hàm kia.
Lý thuyết phản thân
x = f(y): hàm nhận thức: x mô tả cái nhìn của người tham gia về tình huống y.
y = f(x): hàm tham gia.
- Hàm nhận thức có thể xác định quan điểm của người tham gia và hàm tham gia thì xác định kết quả của tình huống người tham gia tham gia vào.
- Quan điểm của người tham gia không được xác định bởi tình hình vì tình hình tuỳ thuộc vào quan điểm của người tham gia, và tình hình không thể được xác định bởi các quyết định của người tham gia vì người tham gia hành động trên cơ sở tri thức không thoả đáng. Thiếu sự tương ứng một mặt giữa quan điểm của người tham gia và trạng thái thực sự của sự việc và mặt khác giữa các ý định của những người tham gia và kết quả thực sự.
Người tham gia đối lại người quan sát
- Nếu nhà khoa học muốn thao tác thực tế một cách thành công, đầu tiên phải thu được tri thức từ nó.
Không phải vậy trong trường hợp của những người tham gia có tư duy. Họ có thể thao túng thực tế trực tiếp hơn bằng cách đưa ra các tư tưởng và lí lẽ tác động đến các quyết định riêng của họ và của những người tham gia khác. Các tư tưởng này không cần tương ứng với các sự thực về tình hình.
- Một quá trình làm thay đổi cả tư duy và thực tại được cho là quá trình lịch sử.
Một quá trình lịch sử
- Sự khác nhau giữa kết quả và kì vọng có khả năng ảnh hưởng đến thiên kiến. Phản hồi có thể là dương hoặc âm. Một phản hồi dương sẽ tăng cường định kiến ban đầu, cái có thể lại tạo ra phản hồi dương hơn nữa, nhưng quá trình không thể tiếp tục vô hạn định bởi vì cuối cùng thiên kiến nhất thiết trở nên rõ rệt đến mức thực tại có lẽ không thể sống theo các kì vọng.
- Khi sự khác biệt giữa kết quả và kì vọng tăng lên, thiên kiến thịnh hành ngày càng khó duy trì. Nếu và khi những người tham gia nghi ngờ hoặc từ bỏ định kiến của họ, một quá trình tự tăng cường có thể được khởi động theo chiều ngược lại.
- Quá trình phản thân lộ ra theo thời gian. Tại một thời điểm cho trước, người dân được hướng dẫn bởi một tập các kì vọng mà qua các quyết định của họ dẫn đến những kết quả nào đó; các kết quả có thể làm thay đổi kì vọng của người dân, cái có thể làm thay đổi tập các quyết định tiếp theo tạo ra các kết quả mới, vân vân, nhưng tương tác tốn thời gian.
- Hãy xét các thị trường tài chính: cốt lõi của các quyết định đầu tư là dự tính, hoặc “chiết khấu”, tương lai. Nhưng tương lai là bất định bởi vì giá mà các nhà đầu tư sẵn lòng trả cho cổ phiếu hôm nay có thể ảnh hưởng đến vận may của công ti theo nhiều cách khác nhau. Nói cách khác, sự thay đổi về kì vọng hiện hành có thể ảnh hưởng đến tương lai mà họ chiết khấu. Điều này làm cho giá cả trên thị trường tài chính là bất định thật sự.
Tính không xác định
- Yếu tố bất định mà tôi nói đến không được tạo ra bởi một mình tính phản thân; tính phản thân phải đi cùng với sự hiểu biết không hoàn hảo.
- Lý thuyết kinh tế cổ điển dựa trên giả thiết về tri thức hoàn hảo.
Tính phản thân trong khung cảnh
- Phản thân chỉ là một cái nhãn mới cho tương tác hai chiều giữa tư duy và thực tại đã ăn sâu vào lương tri của chúng ta.
- Tự-dẫn chiếu là một tính chất của tuyên bố; nó hoàn toàn thuộc địa hạt của tư duy. Phản thân kết nối tư duy và thực tại; nó thuộc cả hai lĩnh vực. Nhưng hai khái niệm có cái gì đó chung: một yếu tố không xác định.
- Tôi bắt đầu áp dụng khái niệm phản thân để hiểu công việc xã hội, và đặc biệt trong các thị trường tài chính, vào đầu các năm 1960 trước khi lí thuyết hệ thống tiến hoá ra đời. Bằng cách đưa ra khái niệm, tôi đã hi vọng lật ngược chủ nghĩa thực chứng logic. Chủ nghĩa thực chứng logic coi các tuyên bố tự dẫn chiếu là vô nghĩa. Tôi cho rằng các tuyên bố mà giá trị chân lí của nó không xác định, còn xa mới vô nghĩa, thậm chí còn quan trọng hơn các tuyên bố mà giá trị chân lí của nó được biết. Những cái sau tạo thành tri thức: Chúng giúp chúng ta hiểu thế giới như nó là. Nhưng những cái trước – những biểu hiện của sự hiểu biết không hoàn hảo của chúng ta – giúp định hình thế giới trong đó chúng ta sống.
- Ý tưởng rằng thực tại bằng cách nào đó tách biệt và độc lập với tư duy đã trở nên lỗi thời.
- Chúng ta biết là chúng ta có thể sai lầm, thế mà chúng ta không hiểu vì sao. Chính sự thực rằng chúng ta là người tham gia là cái hạn chế năng lực của chúng ta với tư cách là các nhà quan sát.
- Khái niệm cân bằng trong kinh tế học dựa trên nhận thức lỗi thời về thực tại và lí trí như các phạm trù tách biệt.
- Tính phản thân dựa trên sự thừa nhận rằng có một thực tại và chúng ta là một phần của thực tại ấy: Đó là vì sao hiểu biết của chúng ta lại không hoàn hảo một cách cố hữu.
- Các thị trường hiếm khi làm vừa lòng các kì vọng, thế mà phán xử của chúng là đủ thực tế để gây đau khổ và mất mát – và chẳng có quyền kháng cáo.
- Thị trường tài chính phản ánh các quan điểm thiên lệch của những người tham gia.
- Chúng ta phải thừa nhận rằng thực tại không phải là cái gì đó tách rời và độc lập với tư duy của chúng ta.
- Chúng ta phải nhớ, tuy vậy, rằng tính có thể sai của chúng ta có khả năng tạo ra sự khác biệt giữa ý định và kết quả.
- Một xã hội tự mở ra cho sự thay đổi và cải thiện. Đó là khái niệm về xã hội mở.
Một khái niệm phản thân về chân lý
- Chủ nghĩa thực chứng logic tìm cách loại bỏ và coi các tuyên bố tự-dẫn chiếu là vô nghĩa.
- Ngược lại, các tuyên bố phản thân là không thể thiếu được cho sự hiểu biết đúng đắn công việc xã hội.
- Chúng ta đã quen nghĩ về các tình trạng có người tham gia biết suy nghĩ theo cùng cách như nghĩ về các hiện tượng tự nhiên, nhưng mối quan hệ giữa sự thực và tuyên bố là khác: Thay cho đường một chiều, ta thấy một cơ chế phản hồi hai chiều- phản thân.
Một quan niệm tương tác về thế giới
- Trong lĩnh vực xã hội chúng ta có thể đưa ra sự phân biệt giữa tuyên bố và sự thực, giữa tư duy và thực tại, nhưng chúng ta phải nhận ra rằng sự phân biệt này là do chúng ta đưa vào với một nỗ lực để làm cho thế giới mà chúng ta sống có ý nghĩa; nó không thịnh hành trong thế giới đó.
- Thay cho các phạm trù tách biệt, chúng ta phải coi tư duy như một phần của thực tại.
- Không thể hình thành một bức tranh về thế giới chúng ta sống mà không có méo mó.
- Chúng ta tư duy càng nhiều, chúng ta phải suy nghĩ càng nhiều. Đó là vì thực tại không phải là một cái được cho trước. Nó hình thành trong cùng quá trình như tư duy của những người tham gia:
- Tư duy chẳng bao giờ có thể bắt kịp thực tại, vì thực tại luôn luôn phong phú hơn nhận thức của chúng ta. Thực tại có khả năng làm các nhà tư tưởng ngạc nhiên, và tư duy có khả năng tạo ra thực tại.
- Đây không phải là chỗ để thảo luận nhiều cách khác nhau trong đó tư duy cả làm méo mó lẫn làm thay đổi thực tại. Hiện tại có thể gộp chúng lại dưới cái tên “tính có thể sai”.
Hai phiên bản của tính có thể sai
- Tính có thể sai có nghĩa là thiếu sự tương ứng giữa tư duy của người tham gia và trạng thái thật của sự việc; như một kết quả, các hành động có những hậu quả không dự tính trước.
- Sự thực là hiểu biết của chúng ta không hoàn hảo một cách cố hữu làm cho có thể học và nâng cao hiểu biết của chúng ta. Tất cả cái cần là thừa nhận tính có thể sai của chúng ta và thiết lập một cơ chế sửa sai.
- Sự thừa nhận tính có thể sai của chúng ta là chìa khoá cho sự tiến bộ.
Tính có thể sai triệt để
- Tính có thể sai nghe có vẻ tiêu cực chỉ vì chúng ta nuôi các hi vọng giả về sự hoàn hảo, vĩnh cửu, và chân lí cuối cùng - với tính bất tử được ném thêm vào.
- Nhưng cuộc sống cho một cơ hội để cải thiện sự hiểu biết của chúng ta chính xác là vì nó không hoàn hảo, và xã hội mở tạo cơ hội để cải thiện thế giới trong đó chúng ta sống chính xác vì nó thừa nhận tính không hoàn hảo của nó. Trong một xã hội hoàn hảo, chẳng còn gì để mà phấn đấu.
- Tôi gọi nó là một “giả thiết hoạt động” bởi vì nó đã hoạt động cho tôi như một nhà đầu tư. Nó đã cổ vũ tôi tìm ra các sai sót trong mọi luận điểm đầu tư và, khi tôi tìm thấy các sai sót này, để tận dụng sự sáng suốt.
- Tôi tìm ra các tình huống nơi lí giải của tôi đã bất hoà với lẽ phải thịnh hành, bởi vì đó chính là cái cho một cơ hội kiếm lời. Nhưng tôi đã luôn luôn canh chừng lỗi lầm của mình; khi tôi phát hiện ra nó, tôi nắm bắt nó với sự sốt sắng.
- Hầu hết mọi người đều miễn cưỡng thừa nhận là họ sai; tôi thấy niềm vui khi phát hiện một sai lầm, bởi vì tôi biết là nó có thể cứu tôi khỏi nỗi đau tài chính.
- Tôi cảm thấy an toàn hơn nhiều khi tôi biết các điểm nguy hiểm tiềm tàng bởi vì chúng bảo tôi ngó tới các dấu hiệu nào để loại trừ tổn thất.
- Giả thuyết phải khác với quan điểm được chấp nhận; sự khác biệt càng lớn, lợi nhuận tiềm năng càng cao.
- Các lầm lạc màu mỡ là các kiến trúc sai sót với các ảnh hưởng tốt ban đầu. Các tác động tốt kéo dài bao lâu phụ thuộc vào các sai sót có được nhận ra và sửa chữa kịp thời không.
Một tái bút riêng
- Tôi đã có những giây phút hi vọng, thậm chí hân hoan, nhưng các xúc cảm này làm cho tôi không an toàn; lo lắng làm tôi cảm thấy an toàn hơn. Như thế niềm vui đích thực duy nhất mà tôi đã trải nghiệm là khi tôi khám phá ra cái gì đã làm cho tôi phải lo lắng.
- Tôi chẳng bao giờ có thể công nhận thành công của mình – nó có thể ngăn tôi khỏi lo lắng - nhưng tôi chẳng băn khoăn thừa nhận các sai lầm của mình.
- Khám phá ra một sai lầm trong tư duy hay các vị thế đầu tư của tôi đã là một nguồn vui hơn là sự hối tiếc.
- Sự công khai có thể gây ra cảm giác hoan hỉ lâng lâng, và dù cho tôi cố kìm nén nó, nó có thể ném tôi khỏi sự tiến bộ của mình.
- Thị trường là một người đốc công hà khắc: Nó không cho phép sự bê tha hay quan tâm đến người khác. Cái mà những người khác nghĩ về bạn là quan trọng, song kết quả - đo bằng một tiêu chuẩn khách quan, tiền – quan trọng hơn.