;
BACK
>

Tuesday, August 14, 2018

[CÁC BƯỚC ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ] - part 3


Trong 2 phần trước chúng ta đã đi qua 5 bước của quy trình tìm kiếm và đánh giá cổ phiếu theo phương pháp đầu tư giá trị cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định vòng tròn năng lực/ sở thích (Meaning)
Bước 2: Tìm kiếm cổ phiếu
Bước 3: Đánh giá con hào kinh tế/ lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (Moat)
(link part 1: https://www.facebook.com/Takeprofitvalueinvesting/posts/358838694647764 )
Bước 4: Đánh giá Ban lãnh đạo (Management)
Bước 5: Định giá/xác định giá trị thực và Biên an toàn (MOS – Margin of Safety)
(link part 2: https://www.facebook.com/Takeprofitvalueinvesting/posts/371793093352324 )
Trong part 3 cuối cùng này, chúng ta sẽ đi qua những bước còn lại trong quy trình đầu tư giá trị, cụ thể như sau:
Bước 6: Giải ngân và phân bổ danh mục:
Giả sử chúng ta đã tìm được 1 số cổ phiếu tốt vượt qua được bài test 4M (Meaning – Moat – Management – MOS) ở các bước trên, việc tiếp theo là xem xét để mua vào với mức giá vốn tốt nhất và tỷ trọng phù hợp trong danh mục.
Đầu tiên là nói về mức giá vốn tốt nhất, giả sử một cổ phiếu A đủ điều kiện để mua vào theo các tiêu chí 4M, chúng ta định giá cổ phiếu A ở mức giá hợp lý là 10 đồng/1 cổ phiếu và thị giá đang là 7 đồng/1 cổ phiếu; vậy với mức thị giá này chúng ta đang có biên an toàn là 30% và có thể bắt đầu mua vào. Tuy nhiên giải ngân như thế nào để có được giá vốn tốt nhất thì chúng ta cần 1 chiến thuật phù hợp và thêm 1 chút may mắn do Ngài thị trường mang lại. Khác với trong trading, một nguyên tắc “cốt tử” mà các trader không bao giờ nên vi phạm là “không bình quân giá xuống”; thì trong đầu tư giá trị nếu cơ hội bình quân giá xuống xuất hiện chúng ta nên tận dụng nó một cách triệt để.
Trong các bức thư gửi cổ đông thường niên của mình, W.B luôn tỏ ra rất “ái ngại” khi cổ phiếu mình đang mua vào tăng giá quá nhanh mà ông chưa mua đủ số lượng dự kiến vì ông biết điều đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của mình trong dài hạn.
Tiếp theo là phân bổ tỷ trọng danh mục: thực sự gần như không có 1 nguyên tắc fix cứng nào cho việc phân bổ tỷ trọng danh mục trong đầu tư giá trị. Một chiến lược phân bổ tỷ trọng phù hợp cần xác định dựa trên nhiều yếu tố: quy mô vốn, mục tiêu lợi nhuận, mức chấp nhận rủi ro và đặc biệt là mức độ tự tin, kỳ vọng của nhà đầu tư đối với từng cổ phiếu trong danh mục của mình. Riêng đối với W.B, mức độ tập trung vốn trong danh mục đầu tư của ông cũng thay đổi theo từng thời kỳ. Cụ thể trong giai đoạn ông điều hành công ty hợp danh Buffet Partnership Limited từ 1957 đến 1970 thì khoản đầu tư lớn nhất từng chiếm đến 40% tỷ trọng danh mục của ông. Tuy nhiên hiện tại, với quy mô vốn cực lớn của Berkshire Hathaway thì mức độ tập trung trong danh mục là nhỏ hơn rất nhiều.
Đối với những nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, mình nhận thấy tỷ trọng phân bổ danh mục khá hợp lý có thể áp dụng cho số đông đó là tối đa 20% cho một cổ phiếu, và chỉ nên có 5-6 cổ phiếu trong danh mục của mình. Đây là một mức độ đa dạng hóa vừa đủ để đảm bảo phân tán rủi ro cũng như giúp chúng ta có thể follow và kiểm soát được danh mục của mình.
Bước 7: Review định kỳ và tái cơ cấu danh mục đầu tư:
Để kiểm soát rủi ro cũng như đảm bảo hiệu quả đầu tư của chúng ta, một bước không thể bỏ sót đó là review/đánh giá lại định kỳ các cổ phiếu trong danh mục. Đối với thị trường non trẻ và nhiều biến động như thị trường chứng khoán Việt Nam, kỳ review tốt nhất nên là 1 quý 1 lần sau khi có báo cáo kết quả kinh doanh hàng quý để chúng ta có thể kịp thời phát hiện ra những thay đổi quan trọng trong tình hình kinh doanh/tài chính của doanh nghiệp. Trong đó thì 2 kỳ review quan trọng nhất là kỳ bán niên và kết thúc năm vì đây là 2 kỳ các doanh nghiệp bắt buộc phải có kiểm toán báo cáo tài chính theo quy định.
Trong những đợt review này chúng ta sẽ đánh giá lại 1 lần nữa những yếu tố sau:
- Tình hình cơ bản của doanh nghiệp (gồm tình hình kinh doanh và tình hình tài chính) có thay đổi gì đáng kể hay không, nếu có thay đổi thì theo chiều hướng nào: tốt hay xấu và nguyên nhân là gì?
- Doanh nghiệp có phát sinh rủi ro gì mới hay không?
- Nếu những thay đổi trên đủ lớn và mang tính trọng yếu, chúng ta cần phải thực hiện lại quy trính đánh giá/chấm điểm lại các yếu tố 4M của doanh nghiệp và điều chỉnh kế hoạch đầu tư (nếu cần thiết)
Đối với việc cơ cấu danh mục đầu tư, chúng ta chỉ thực hiện khi xuất hiện các yếu tố cần thiết dẫn đến việc phải cơ cấu. Trong đầu tư giá trị, chúng ta có những điểm bán như sau:
- Bán khi đạt được lợi nhuận kỳ vọng
- Bán khi thị giá về vùng giá trị thực/vượt quá giá trị thực (overvalued)
- Bán khi các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp không còn tốt như đánh giá ban đầu/xuất hiện thêm những rủi ro mới mà mình chưa hiểu rõ
- Bán khi có cơ hội đầu tư/ý tưởng đầu tư khác tốt hơn
- Bán cơ cấu khi tỷ trọng trong danh mục quá mất cân đối
Vậy là chúng ta đã đi qua tất cả 7 bước cơ bản trong quy trình tìm kiếm, đánh giá cổ phiếu và quản trị danh mục theo phương pháp đầu tư giá trị. Bằng cách thực hiện liên tục và lặp đi lặp lại các bước này, mình tin chắc rằng chất lượng và hiệu quả đầu tư của chúng ta sẽ được cải thiện rõ rệt.
Ngoài ra để hỗ trợ tối đa cho các nhà đầu tư trong quá trình nghiên cứu, tìm kiếm cơ hội và ra quyết định, team Take Profit mình đã xây dựng hệ thống Super BigData - phân tích và định giá doanh nghiệp tự động giúp rút ngắn 10 lần thời gian đọc BCTC với data update mới nhất đến quý 2/2018.
Tiết kiệm thời gian chính là tiết kiệm tiền bạc, hãy trang bị cho chình mình những vũ khí sắc bén nhất để chiến thắng thị trường. Chi tiết thông tin và đăng ký sử dụng hệ thống Super BigData, vui lòng tham khảo tại đây:
Hi vọng những chia sẻ tâm huyết của bản thân mình và đội ngũ Take Profit sẽ mang lại nhiều giá trị nhất cho cộng đồng nhà đầu tư.
(Nguyễn Tiến Dũng - Co-founder Take Profit - Value Investing)

No comments:

Post a Comment