Mấy hôm trước mình có viết bài "Điểm yếu chết người của Đầu tư tăng trưởng" thì hai hôm nay lại chứng kiến câu chuyện giảm giá lớn nhất trong lịch sử chứng khoán Mỹ của Facebook.
Link của NDH: http://ndh.vn/khung-hoang-niem-tin-va-tham-hoa-co-phieu-facebook-20180727072611945p4c146.news
Ở bài viết trước, mình có nói Đầu tư cổ phiếu tăng trưởng thì lợi nhuận kiếm được rất lớn nhưng cũng bị lỗ rất nặng nếu không nhạy bén. Vì lý do tăng giá cổ phiếu nhanh bao gồm động lực kép đến từ tăng trưởng EPS và tăng nhanh định giá P/E khi mà cổ phiếu được nhiều NĐT kỳ vọng và chú ý; nên giá giảm cũng giảm rất nhanh vì 2 nguyên nhân trên khi EPS giảm và P/E giảm nhanh do kỳ vọng NĐT giảm nhanh.
Nên việc xem xét cổ phiếu có lợi thế cạnh tranh bền vững để duy trì tăng trưởng hay không, rất quan trọng. Phải phân biệt cổ phiếu của ngành bán lẻ, tiêu dùng hay cổ phiếu của ngành có tính chất chu kỳ như ngân hàng, chứng khoán, bđs, sắt thép, vlxd, mía đường, cao su,... Vì mỗi dạng cổ phiếu có cách phân tích và định giá riêng nên phải phân biệt rõ ràng để áp dụng cho đúng và hợp lý. Đồng thời phải có độ nhạy khi phân tích báo cáo tài chính và nắm bắt thông tin để kịp thời nhận ra các dấu hiệu bắt đầu và suy thoái của tăng trưởng. Về kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính để đánh giá chất lượng tăng trưởng và cách định giá, mình sẽ có nhiều bài viết trong tương lai để mọi người hiểu thêm.
Quay lại trường hợp của Facebook, việc một công ty kiếm tiền bằng cách lợi dụng thông tin cá nhân bảo mật của người dùng thì trước sau gì cũng sẽ bị những sự cố khó có thể cứu vãn. Vụ bê bối bảo mật đến nỗi chủ tịch phải điều trần, là một dấu hiệu quá rõ ràng để NĐT cân nhắc rút sớm.
Ngày nay, với "BIG DATA", nếu ai biết tận dụng "Data mining" sẽ kiếm được những lợi thế cạnh tranh rất lớn. Nhưng vấn đề quản trị rủi ro và bảo mật cũng quan trọng hơn bao h hết. Nên các công ty bắt buộc phải đổi mới và luôn nâng cao cảnh giác để tránh khỏi đào thải.
Nguyễn Văn Tú, ngày 27/07/2018.
No comments:
Post a Comment