Trong cuộc chiến giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý, có cuộc chiến ở Tây Thành là cuộc chiến mang lại nhiều tranh cãi và bài học cho hậu thế.
Bối cảnh của cuộc chiến: Gia Cát Lượng đem quân bắc phạt lần thứ 1, vì trọng dụng sai Mã Tốc dẫn đến thất bại ở Nhai Đình, khiến toàn quân vất vả vô công phải rút quân về Thục. Trong lần rút quân về Thục, Gia Cát Lượng bị Tư Mã Ý đem 15 vạn đại quân vây khốn ở Tây Thành, trong khi Gia Cát Lượng chỉ đem chưa đầy 5 ngàn hộ binh giữ thành. Gia Cát Lượng phải dùng kế "không thành kế" để đối phó, mở toang của thành, lên lầu ngồi gảy đàn, khiến 15 vạn đại quân của Tư Mã Ý phải rút rui.
Xung quanh cuộc chiến này, những người theo dõi Tam Quốc có luồng ý kiến khác nhau:
1. Những người yêu Gia Cát Lượng thì cho rằng: Gia Cát Lượng biết mọi người đều xem ông xưa nay dụng binh thận trọng, tiến thủ chắc chắn, chưa bao giờ mạo hiểu, chưa bao h thất bại nên đã dùng "không thành kế" khiến Tư Mã Ý cho rằng Gia Cát giấu phục binh, mở toang cửa thành là để dụ Tư Mã Ý vào rồi tiêu diệt. Tư Mã Ý vì sợ Gia Cát Lượng nên không dám mạo hiểm mà rút rui.
2. Những người thích Tư Mã Ý đều cho rằng: Tư Mã Ý đã biết Gia Cát Lượng dùng không thành kế, nhưng nếu giết Gia Cát Lượng thì "điểu tận cung tàn". Gia Cát Lượng chết thì triều đình Ngụy quốc sẽ không dùng ông nữa; "công cao át chủ", có khi còn bị giết. Nên để cho Gia Cát Lượng sống là tự cho mình đường sống.
Nhưng nếu chỉ xét trên hai luồng ý kiến trên thì thấy có gì đó chưa đủ. Nếu Gia Cát Lượng dùng "không thành kế" với ý đồ là dọa Tư Mã Ý thì thấy hơi sai sai. Vì Tư Mã Ý không phải là kẻ tầm thường, một chút mưu kế như vậy sao có thể lừa được ông. Nên nếu chỉ dừng lại ở đây thì luồng ý kiến thứ 2 lại có phần hợp lý và mọi người sẽ nghĩ Tư Mã Ý thắng Gia Cát Lượng.
Nhưng cái sai ở đây là mọi người chỉ nhìn thấy kế trong kế về mặt quân sự, mà không thấy kế trong kế về mặt chính trị của Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng hiểu rõ đại cục, triều đường Ngụy Quốc. Vua Ngụy mưu mô, giảo hoạt; tông thân nhiều người tài nên Tư Mã Ý luôn bị chèn ép và bị nguy kỵ; nếu không có địch mạnh thì cả nhà Tư Mã Ý có thể bị giết. Ông hiểu Tư Mã Ý là một người đại tài, nên đoán biết được tâm tư Tư Mã Ý vì cục diện hiện tại mà không dám giết Gia Cát Lượng. Nên mới dùng đàn, dùng âm luật để nói chuyện với Tư Mã Ý. Tư Mã Ý ngộ ra những điều huyền cơ trong đó nên mới rút quân.
Ở đây không nên luận ai thắng ai bại, mà theo mình hai người giống như tri âm có thể hiểu nhau và tôn trọng nhau; vì tình thế mà phải hành động như vậy, không thể nào khác được. Gia Cát Lượng vì tình thế lúc đó mà phải hành động như vậy, Tư Mã Ý cũng vì tình thế của triều đường mà phải làm như vậy.
Bởi vậy, nên mới nói "tâm thuật là thuật cao nhất để trị thiên hạ".
Nên cuộc chiến Tây Thành, hai bên đều thắng. Còn thắng bại của hai người thì phải nhìn vào toàn cuộc chiến và kết quả cuối cùng mới kết luận được. Chứ không phải chỉ nhìn vào một cuộc chiến.
Nguyễn Văn Tú, ngày 27/07/2018.
No comments:
Post a Comment